Có con ở giai đoạn 10 tuổi nhưng luôn cảm thấy con thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa, nhiều phụ huynh đang băn khoăn không biết 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn, liệu con mình có bị thấp lùn hay không và đâu là cách tăng chiều cao ở độ tuổi này. Bài viết sau đây của khỏe đẹp cao hơn sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe, cải thiện chiều cao cho con.
10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn ở nam và nữ
Chiều cao, cân nặng là những yếu tố quan trọng đánh giá tốc độ phát triển thể chất và tình trạng sức khỏe của một đứa trẻ. Đây cũng là các chỉ số được các bậc phụ huynh quan tâm, nhất là chiều cao. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bên cạnh năng lực thì ngoại hình cũng quyết định một phần đến cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và thành công của một người. Sở hữu chiều cao nổi bật, hình thể cân đối, trẻ có thể tự tin và nhận được nhiều sự chú ý hơn. Do đó, đầu tư chăm sóc chiều cao là điểm quan trọng trong hành trình nuôi dạy con cái mà bố mẹ không nên bỏ lỡ.

Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) chiều cao chuẩn của trẻ em 10 tuổi là 138.6cm đối với bé gái và 137.8cm đối với bé trai. Bố mẹ có thể tiến hành kiểm tra chiều cao của bé nhà mình, đối chiếu với các con số này để biết được con mình đã đạt chuẩn chiều cao so với độ tuổi của mình hay chưa.
Giai đoạn 10 tuổi ở bé trai và bé gái vẫn nằm trong thời kỳ chiều cao tăng trưởng tốt, trẻ vừa bắt đầu hoặc đang ở trong giai đoạn dậy thì. Nếu được chăm sóc sức khỏe đúng cách, chú trọng cải thiện chiều cao, trẻ có thể tăng từ 8-12cm/năm trong 1-2 năm và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 5-7cm cho đến hết dậy thì. Do đó, nếu chiều cao của con đang dưới chuẩn, các bạn cần nhanh chóng áp dụng các cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi để thúc đẩy con phát triển chiều cao trước khi quá muộn.
Tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi hiệu quả bằng cách nào
Để cải thiện chiều cao cho trẻ 10 tuổi, các bạn có thể áp dụng các bí quyết sau đây:
Cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính
Mỗi nhóm chất đều có vai trò nhất định đối với sức khỏe và quá trình phát triển thể chất của trẻ. Do đó, thay vì cho con ăn thiên về chất đạm, đường bột, bố mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất: Đạm – đường bột – chất béo – vitamin và khoáng chất. Trong đó, cần chú trọng nhiều hơn đến nhóm vitamin và khoáng chất bởi Canxi, vitamin D, kẽm, Magie… đều có mặt trong thành phần hệ xương.
Thực phẩm vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, các thực phẩm có lợi cho phát triển chiều cao gồm: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, thịt gà, trứng gà, sữa tươi, sữa chua, cải bó xôi, bông cải xanh… Ngoài ra, phụ huynh có thể cho con sử dụng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng viên nếu con có thói quen ăn uống không cân bằng 4 nhóm chất, con kén ăn, bị kém hấp thu dinh dưỡng – ăn nhiều, ăn đủ chất nhưng vẫn thấp bé.
Vận động thể thao thường xuyên
Vận động thể thao với tần suất và cường độ hợp lý tạo tác tác động lực và cơ lên hệ xương, kích thích quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp, tăng mật độ xương và giúp xương phát triển nhanh về chiều dài, bề dày. Mặt khác, việc tập luyện thể thao cũng giúp quá trình sản sinh nội tiết tố tăng trưởng tại tuyến yên diễn ra thuận lợi hơn, lượng nội tiết tố tăng trưởng tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
Đối với sức khỏe chung, tập luyện thể thao cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phản xạ… Các môn thể thao cải thiện chiều cao hiệu quả gồm: Chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây, đu xà đơn, cầu lông, yoga… Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tập thể thao 45 phút – 60 phút/ngày vào sáng sớm trước khi đến trường hoặc chiều muộn sau khi đi học về.
Ngủ sớm trước 22h
Ngủ trước 22h, vào 23h trẻ đã ở trạng thái ngủ sâu, tuyến yên có thể sản sinh ra lượng nội tiết tố tăng trưởng đạt đỉnh, kích thích sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Nếu ngủ quá muộn, sau 23h, trẻ đã lỡ mất “khung giờ vàng” nội tiết tố tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, chiều cao khó phát triển tối đa dù vẫn đảm bảo thời lượng giấc ngủ.
Theo Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), trong giai đoạn 10 tuổi, trẻ cần ngủ đủ từ 9 – 11 giờ/ngày để đảm bảo sức khỏe tốt và tăng trưởng chiều cao thuận lợi. Để con có giấc ngủ ngon mỗi tối, bố mẹ nên chú ý chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng, ít ánh sáng, không có tiếng ồn.

Duy trì tư thế đúng
Tư thế đi, ngồi, nằm có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cột sống. Thói quen đi ngửa ra phía sau, cúi người về phía trước, ngồi cong lưng, nằm cong người khi ngủ khiến cột sống bị uốn cong, chiều cao giảm đi so với tiềm năng phát triển đồng thời tạo ra dáng người mất thẩm mỹ. Muốn chiều cao tăng trưởng tối đa, bố mẹ nên hướng dẫn con duy trì tư thế đúng:
– Tư thế đứng: Lòng tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, chân thẳng để trọng lực cơ thể cân bằng, lưng thẳng, đầu, cổ thẳng trục với lưng, mắt nhìn thẳng.
– Tư thế ngồi: Lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, đầu gối giữ vuông góc, lưng thẳng, đầu cổ thẳng trục với lưng, mắt nhìn thẳng.
– Tư thế nằm: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay thả lỏng thoải mái, không sử dụng gối kê đầu quá cao.
Tắm nắng
Ánh nắng mặt trời là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào và miễn phí cho cơ thể. Làn da của chúng ta có cơ chế tự tổng hợp được vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Loại vitamin này hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi hiệu quả hơn, hệ xương chắc khỏe và chiều cao tăng trưởng nhanh hơn.
Ngoài ra, vitamin D còn tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, hệ miễn dịch và sức khỏe thị lực. Muốn con cải thiện chiều cao nhanh, bố mẹ nên cho trẻ ra ngoài vào khung giờ có nắng nhẹ trước 8h sáng và sau 4 giờ chiều để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho da, tránh bị cháy nắng.
Tinh thần thoải mái
Thường xuyên đối mặt với áp lực, lo lắng, sợ hãi có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Nguyên nhân là vì tâm lý căng thẳng làm trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, không duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn quá nhiều hoặc quá ít, gây ảnh hưởng xấu đến các yếu tố tác động đến tăng trưởng chiều cao.
Bố mẹ nên thường xuyên quan tâm, hỏi han, kịp thời nắm bắt những vấn đề tâm lý mà trẻ đang gặp phải để hỗ trợ trẻ giải quyết sớm nhất, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Các thói quen cần tránh để trẻ tăng chiều cao nhanh
Những thói quen sau đây rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại và đang cản trở sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ:
Dành nhiều thời gian cho thiết bị điện tử
Ở giai đoạn 10 tuổi, trẻ đã có thể chủ động nghiên cứu và sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử thông dụng như điện thoại, ipad, tivi, máy tính để học tập, giải trí. Đây không phải là một hoạt động xấu nếu bố mẹ luôn theo sát và kiểm soát thời gian sử dụng cũng như những nội dung mà trẻ tiếp cận. Tuy nhiên, để con thoải mái sử dụng thiết bị điện tử có thể gây hại đến sự phát triển chiều cao cũng như nhận thức, tâm lý của trẻ.
Sa đà vào thiết bị điện tử, trẻ có thể bỏ quên chuyện ăn uống, vận động, nghỉ ngơi, hệ xương không nhận được nguồn dinh dưỡng và sự tác động cần thiết để phát triển khiến chiều cao “dậm chân tại chỗ”. Mặt khác, không phải nội dung nào trên internet cũng phù hợp với trẻ ở giai đoạn 10 tuổi. Nếu tiếp xúc với nội dung không hợp lý có thể khiến trẻ phát triển thể chất và nhân cách sai lệch so với mức chuẩn.

Lạm dụng thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như hamburger, xúc xích chiên, khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ em 10 tuổi. Nhưng nếu để trẻ thoải mái sử dụng thức ăn nhanh có thể gây hại cho sức khỏe và cản trở sự phát triển chiều cao. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn nhanh khá thấp nhưng lại chứa nhiều dầu mỡ dễ gây tăng cân, béo phì. Nếu trẻ sử dụng thức ăn nhanh làm đồ ăn vặt có thể khiến các em ăn ít hơn vào bữa chính vì thực phẩm này dễ gây chán ăn, tạo cảm giác ngán mặc dù có thể trẻ vẫn đói
Sử dụng nước ngọt có ga
Trong nước ngọt có ga và hầu hết các loại nước ngọt đóng chai đều có thành phần acid photphoric nhằm tăng hương vị nồng và là chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Khi uống nước ngọt có ga quá nhiều khiến trẻ bị dư thừa lượng acid photphoric có thể tăng nguy cơ mắc bệnh thận, giảm mật độ xương và tiêu cơ.
Đối với hệ xương, khi nồng độ acid trong cơ thể tăng cơ, Canxi và khoáng chất trong xương sẽ bị rút ra ngoài để trung hòa acid, đưa cơ thể về ngưỡng pH cân bằng. Việc này tái diễn liên tục khiến hệ xương suy yếu, mật độ xương giảm, chiều cao kém phát triển, trẻ bị còi xương, hư hỏng răng.
Ăn ngọt
Thực phẩm nhiều đường như các loại bánh kẹo, bánh quy, bánh kem… cũng có thể tác động xấu đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Nạp vào lượng đường lớn, cơ thể tiết ra nội tiết tố làm ức chế sự phát triển của xương. Quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể cũng đốt cháy nhiều khoáng chất thiết yếu như Canxi, kẽm, magie, natri… làm lượng khoáng chất trong xương suy giảm, cản trở sự phát triển chiều cao tự nhiên.
Ăn mặn
Muối cũng là kẻ thù của xương và chiều cao. Bổ sung quá nhiều muối làm tăng đào thải Canxi trong xương, khiến xương yếu đi và dễ gãy, chiều cao tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó, ăn nhiều muối cũng khiến thận, hệ thống tim mạch, tiết niệu phải tăng cường độ làm việc, lâu dài dẫn đến suy giảm chức năng và tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim, suy thận.

Mặc quần áo quá chật
Mặc quần áo quá chật khi hoạt động, khi ngủ đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Quần áo bó sát khiến trẻ khó vận động chạy nhảy, chơi thể thao, hệ xương bị gò bó, khó tăng trưởng thậm chí tổn thương do quần áo ôm sát, da khó thở, bị tổn thương, nấm men, gây bệnh ngoài da.
Đặc biệt, bé trai thường xuyên mặc quần jean bó sát có thể bị xoắn tinh hoàn, dương vật kém phát triển, gặp vấn đề về bàng quang. Do đó, muốn con cao khỏe, phát triển các hệ cơ quan và chức năng tốt, bố mẹ không nên cho con mặc quần áo quá chật.
Chú ý xây dựng thói quen sống lành mạnh giúp con phát triển chiều cao tốt hơn trong giai đoạn 10 tuổi trở lên. Chúc bố mẹ sớm tận hưởng niềm vui con cao khỏe, vui vẻ và tự tin chinh phục ước mơ của mình.

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.