28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ cần biết để tránh

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của người mẹ và em bé đều cần được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin sai lệch về những thực phẩm và hoạt động phù hợp trong giai đoạn mang thai. Trong bài viết này, Khỏe Đẹp Cao Hơn chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn về 28 điều kiêng kỵ khi mang thai, giúp các mẹ có thể tự tin hơn trong việc đảm bảo sức khỏe cho con và bản thân mình.

Vì sao mẹ bầu cần kiêng cữ khi mang thai?

So với phụ nữ bình thường, cơ thể của phụ nữ đang mang thai nhạy cảm hơn và có hệ miễn dịch yếu hơn. Nhiều hoạt động có thể gây ra sảy thai hoặc sinh non, và một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan và cần tìm hiểu kỹ càng về những thứ cần kiêng kỵ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Để đảm bảo thai kỳ an toàn, các mẹ nên biết và tránh 28 điều cần kiêng kỵ khi mang thai sau đây:

1. Không tự ý dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi và dẫn đến các dị tật bẩm sinh. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu cần tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ và không nên tự ý mua thuốc về uống, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

2. Hạn chế đồ uống chứa caffeine

Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffeine là điều cần thiết, vì việc thường xuyên tiêu thụ thức uống có caffeine hoặc đồ uống có gas có thể dẫn đến nhiều vấn đề như dị tật thai nhi, trẻ sinh ra có cân nặng chiều cao thấp hơn trung bình,…

3. Không rượu bia

Kiêng rượu bia là 1 trong 28 điều cấm kỵ khi mang thai mẹ cần nhớ. rất rõ ràng, uống rượu bia thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

4. Hạn chế đường trong khẩu phần ăn

Khi mang thai, nên hạn chế ăn đồ ngọt. Ăn quá nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

5. Hạn chế đồ ăn mặn

Ngoài việc hạn chế đường, mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn mặn quá. Việc tiêu thụ nhiều muối có thể gây ra nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật, rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

6. Không hút thuốc lá

Có khoảng 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá và một số hóa chất trong đó có liên quan đến ung thư. Tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, bé gặp vấn để về học tập hoặc hành vi hay hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột…

7. Hạn chế tiếp xúc với động vật

Dù có tình cảm với động vật nhưng khi mang thai, nên hạn chế tiếp xúc gần với chúng, đặc biệt là chó, mèo để tránh nguy cơ bị nhiễm sán, giun và gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

8. Hạn chế để tâm trạng tiêu cực

Mẹ bầu cần hạn chế căng thẳng, stress và tìm cách giữ tâm trạng thoải mái, tích cực.

Giữ tâm trạng tích cực
Giữ tâm trạng tích cực

9. Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ

Khi mang thai, mẹ bầu không bị cấm quan hệ tình dục nhưng trong 3 tháng đầu tiên mẹ nên kiêng vì lúc này thai nhi chưa ổn định. Ngoài ra, quan hệ tình dục khi mang thai nên nhẹ nhàng, tránh thô bạo và nên tìm lời khuyên của bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì.

10. Tránh hóa chất độc hại

Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, như sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt muỗi, các loại hóa chất tẩy rửa, nước javen…

11. Tránh mang vác vật nặng

Mang vác vật nặng có thể dẫn đến động thai và gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

12. Hạn chế leo cầu thang nhiều

Ngoài tránh mang vác vật nặng, các mẹ cũng nên hạn chế leo cầu thang quá nhiều. Thường xuyên leo cầu thang có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.

13. Tránh đi giày cao gót

Mẹ bầu tốt hơn hết nên chuyển sang sử dụng giày bệt. Giày cao gót có thể gây phù nề, chuột rút chân và nguy cơ té ngã.

14. Không thức quá muộn

Buổi tối là thời gian để cơ thể mẹ phục hồi và nghỉ ngơi. Không nên thức quá muộn vì thói quen này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, thiếu ngủ, sức đề kháng kém đi, thiếu chất và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ nên dành thời gian ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ trước 11 giờ tối hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Ngủ đủ và không thức quá muộn
Ngủ đủ và không thức quá muộn

15. Không xông hơi hoặc ngâm mình lâu trong nước nóng

Ngâm mình trong bồn nước nóng, phòng xông hơi quá lâu là hoàn toàn không tốt cho mẹ bầu. Bởi việc này khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên, có thể dẫn tới một số dị tật bẩm sinh, thậm chí là sảy thai, thai lưu. Mẹ có thể tắm cách này an toàn khi không tắm quá 20’.

16. Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tĩnh mạch chân, gây sưng mắt cá hoặc phù nề. Vì vậy, mẹ nên đứng lên đi lại thường xuyên, không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.

17. Hạn chế đi xe đạp lâu

Khi mang thai, mẹ nên hạn chế việc đạp xe đạp trong thời gian dài để tránh tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

18. Nên tránh nằm ngửa

Trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tránh nằm ngửa bởi vì nằm ngửa có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxy đến thai nhi. Thay vào đó, nên nằm nghiêng về một bên.

19. Không kích thích đầu ti

Khi mang thai, mẹ không được kích thích đầu ti vì dễ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

20. Không uống Canxi và sắt vào buổi tối

Uống sắt và canxi buổi tối có thể gây ra sự tích tụ và khó hấp thu, dẫn đến táo bón và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt và canxi là vào buổi sáng hoặc sau bữa trưa.

21. Ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó làm thế nào để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ là rất quan trọng. Việc ăn đồ tái sống, ăn thực phẩm chế biến sẵn, uống sữa chưa được tiệt trùng là các món ăn mà mẹ bầu cần tránh.

Tuân thủ chế độ ăn khoa học là điều cần thiết cho mẹ bầu
Tuân thủ chế độ ăn khoa học là điều cần thiết cho mẹ bầu

22. Không ăn kiêng giảm cân

Phụ nữ đang mang thai không nên theo chế độ ăn kiêng hoặc giảm lượng calo, bởi điều này có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào ở thai nhi. Ngoài ra, việc cắt giảm đột ngột một lượng calo cần hấp thụ còn gây tăng nguy cơ bé yêu mắc phải chứng béo phì sau khi chào đời.

23. Không ăn quá nhiều

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, bởi vì ăn quá nhiều sẽ làm tăng cân nhanh, tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên ăn vừa phải, đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

24. Không vận động mạnh

Việc vận động quá mạnh và các hoạt động như chạy nhảy, leo núi nên được kiêng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

25. Không tiếp xúc với tia X-quang, phóng xạ

Đây là 1 trong 28 điều kiêng kỵ khi mang thai vì những tia này có thể tác động xấu đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.

26. Tránh các loại sơn

Độ độc của sơn phụ thuộc vào loại dung môi và hóa chất có trong sơn, cũng như mức độ tiếp xúc với sơn. Không có cách nào để đo độc tính khi tiếp xúc với sơn, vì vậy tốt nhất nên tránh tối đa các loại sơn mẹ nhé!

27. Tránh nơi đông người

Mẹ bầu nên hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu.

28. Tránh những nơi ồn ào

Bà bầu nên tránh những nơi ồn ào để tránh kích thích và tác động xấu đến thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu,… khi đến những nơi quá ồn ào.

Mẹ bầu nên tránh những nơi ồn ào và đông đúc
Mẹ bầu nên tránh những nơi ồn ào và đông đúc

Một số thắc mắc liên quan cấm kỵ khi mang thai

Có thể uống nước chanh khi đang mang thai không?

Nước chanh là một nguồn giàu vitamin C và có thể có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, vì nước chanh có tính axit cao, nên bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều nước chanh để tránh gây ra rối loạn tiêu hóa.

Có nên nhịn ăn khi ốm nghén?

Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén xảy ra thường xuyên khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi và khó chịu. Nhiều người cho rằng, khi cơ thể không được nạp thức ăn thì sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi, có thể khiến người mẹ suy kiệt và thai nhi chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn, mẹ nên chia nhỏ bữa và thay đổi cách chế biến món ăn.

Không nên nhịn ăn khi ốm nghén
Không nên nhịn ăn khi ốm nghén

Có thể sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng khi đang mang thai không?

Việc sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng khi mang thai cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Sử dụng các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ cho mẹ và em bé.

Trong quá trình mang thai nên tiêm phòng vắc xin gì?

loại vắc-xin phòng tránh những bệnh nguy hiểm như: Cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ván, Rubella, sởi, thủy đậu, viêm gan B, HPV,… Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, em bé sinh ra dễ mắc các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là ho gà và Rubella bẩm sinh.

Cân nặng lý tưởng của mẹ khi mang thai là bao nhiêu?

Mức tăng cân phù hợp khi mang thai sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và sức khỏe của từng mẹ bầu, không có thai kỳ nào giống nhau và cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, nhìn chung, mức tăng cân hợp lý khi mang thai là:

– Khoảng 11,3 – 16 kg đối với những bà bầu có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

– Khoảng 12,7 – 18,3 kg đối với những bà bầu có cân nặng thấp trước khi mang thai.

– Khoảng 7 – 11,3 kg đối với những bà bầu thừa cân trước khi mang thai.

– Khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang thai đôi.

Cân nặng lý tưởng của mẹ bầu
Cân nặng lý tưởng của mẹ bầu

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và nhạy cảm. Việc kiêng kỵ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé. Các mẹ nên tránh xa 28 điều kiêng kỵ khi mang thai ở trên để phòng tránh những rủi ro xảy ra đến với cả hai nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *