Việc bổ sung trái cây trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết để cung cấp dưỡng chất cho các bà bầu. Tuy nhiên, thời gian mang bầu cũng khá nhạy cảm nên không phải loại quả nào cũng có thể bổ sung. Mít là loại quả nhiệt đới với mùi thơm, vị ngon ngọt khó cưỡng. Song, các bà bầu cũng thường thèm loại quả này, vậy bà bầu ăn được mít không? Để giải đáp vấn đề này, cùng Khỏe Đẹp Cao Hơn theo dõi bài viết này nhé.
Giá trị dinh dưỡng của mít là gì?
Quả mít là một loại trái cây được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ. Và hiện nay, không khó để tìm loại quả này ở bất kỳ tỉnh nào của nước ta.
Mít thuộc họ thực vật Moraceae có vỏ ngoài nhọn màu xanh hoặc vàng. Trọng lượng của quả có thể đạt đến 35kg. Khi chín các múi mít có màu vàng ươm, cho mùi rất thơm, vị rất ngọt khó cưỡng lại.
Không chỉ thơm ngon mà loại quả này cũng vô cùng giàu dinh dưỡng với các chất cần thiết cho cơ thể.

Trong 165g mít cung cấp khoảng 155 calo, khoảng 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo. Hơn nữa, trái mít chứa một số các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít:
– Calo: 94kcals
– Chất béo: 0.64g
– Chất bột đường: 24g
– Carbohydrate: 23.5g
– Protein: 1.72g
– Chất xơ: 4g
– Vitamin A: 110IU
– Vitamin C: 13.7mg
– Vitamin B6: 0.105mg
– Vitamin B2: 0.055mg
– Vitamin B3: 0.92mg
– Vitamin E: 0.34mg
– Folate: 24mcg
– Canxi: 34mg
– Sắt: 0,6mg
– Natri: 3mg
– Đồng: 0,2mg
– Phospho: 21mg
– Kẽm: 0,42mg
– Magie: 37mg
– Kali: 303mg
– Mangan: 0,2mg
– Selen: 0,6mcg
Ngoài ra, trong mít cùng giàu các chất chống oxy hóa, chính vì sự kết hợp, phối hợp của các chất dinh dưỡng giúp đem đến nhiều công dụng sức khỏe nếu như bổ sung đúng cách.
Bà bầu ăn mít có được hay không?
Như đã tìm hiểu ở trên, mít là loại quả giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai khi muốn bổ sung thì bị người lớn ngăn cản vì có nhiều đồn đoán khi ăn mít sẽ gây sảy thai, gây nóng, tác động tiêu cực đến thai nhi.
Thực tế, quan niệm trên không có cơ sở khoa học nên các mẹ không nên quá lo lắng. Nếu như muốn bổ sung thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ miễn là bổ sung đúng liều, đúng lượng, đúng cách.

Bởi mít có hàm lượng đường cao, nếu như bổ sung quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh về da sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, nếu như các mẹ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì hay được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì không nên bổ sung vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Bà bầu ăn mít có lợi ích gì?
Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng cần bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể của mẹ bầu ở giai đoạn đó. Và khi bổ sung mít đúng cách, sẽ đem đến vô vàn lợi ích cho phụ nữ mang thai:
Tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm hơn so với bình thường do hệ miễn dịch có thêm nhiệm vụ bảo vệ bé con. Chính vì thế nếu không củng cố hàng rào bảo vệ cho mẹ bầu thì mẹ bầu rất dễ mắc bệnh trong suốt thai kỳ.
Trong đó, mít với thành phần vitamin C hỗ trợ sản xuất interferon – một loại protein cần thiết cho các tế bào bạch cầu, giúp nâng cao khả năng chống viêm nhiễm vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể thai phụ chống lại một số bệnh thông thường một cách hiệu quả.
Cân bằng hormone
Phụ nữ mang thai thường bị rối loạn và thay đổi hormone. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi mà còn dẫn đến tâm trạng thất thường, lo lắng trong thai kỳ.
Và quả mít có khả năng điều chỉnh hormone của phụ nữ trong thai kỳ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng trong thai kỳ là điều không nên vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé con. Các nghiên cứu chứng minh các đặc tính của mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Do đó, khi bổ sung mít đúng liều lượng có thể giải tỏa lo âu, căng thẳng, có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai.
Giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển
Thành phần dinh dưỡng của mít giàu dưỡng chất canxi, kẽm, sắt, beta-caroten,… Những thành phần này đều có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đồng thời, mít cũng giàu các vitamin thiết yếu cho quá trình mang thai, cần thiết cho sự hình thành các cơ quan của em bé, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra, cụ thể là vitamin A, C, sắt và folate.
Điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật
Mít được đánh giá là một trong những loại trái cây giàu kali. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp. Do đó, chất này giúp loại bỏ hàm lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ tích trữ nước và muối gây tăng huyết áp.
Đối với phụ nữ mang thai, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiền sản giật. Và theo các bác sĩ, để ngăn chặn tình trạng này mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu kali như mít, bơ, chuối,…
Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp gây chậm phát triển ở trẻ
Trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên, tuyến giáp của bé chưa được hình thành nên hoàn toàn phụ thuộc vào lượng hormone tuyến giáp của mẹ cung cấp thông qua rau thai. Nếu như mẹ bị rối loạn tuyến giáp thì nguy cơ sau sinh trẻ bị chậm phát triển trí não rất cao.
Việc bổ sung mít có tác dụng tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất hormone. Hơn nữa, trong mít chứa hàm lượng vitamin B dồi dào giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
Ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu – giảm nguy cơ sẩy thai
Nhu cầu của phụ nữ mai thai tăng cao, với lượng gấp 5-7 lần thông thường để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, ốm nghén khi mang thai cũng khiến mẹ bầu thiếu máu, thiếu sắt do ăn uống không đầy đủ. Va khi mẹ bầu thiếu máu có thể tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau non, nhau tiền đạo,…
Bổ sung mít đồng nghĩa với việc mẹ bổ sung lượng sắt và folate cho cơ thể. Từ đó, giúp ngừa thiếu máu ở mẹ và giúp kiểm soát lưu thông máu hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa – kích thích tiêu hóa
Táo bón là triệu chứng thường gặp trong khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu từ việc hormone progesterone hoạt động mạnh làm quá trình tiêu hóa chậm lại. Đồng thời, do ít vận động và thời gian 3 tháng đầu mẹ thường xuyên bị nôn nghén, gây mất nước dễ dẫn đến táo bón.
Mít với thành phần chất xơ cao, có thể đáp ứng gần 10% lượng chất xơ hằng ngày. Do đó, hỗ trợ quá trình nhu động ruột, giảm táo bón, tối ưu quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn mít còn giúp giảm bớt các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày khi mang thai.
Bảo vệ mắt và làn da
Thời điểm mang thai, lượng hormone thai kỳ thay đổi gây ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước ở mắt của mẹ bầu. Điều này dẫn đến khô mắt, gây áp lực lên thị lực. Không những vậy mà khi sự thay đổi nội tiết tố diễn ra khiến hàm lượng melanin sản sinh nhiều hơn, gây tình trạng nám hoặc sạm da.
Thành phần dinh dưỡng trong mít giàu vitamin A cùng các chất chống oxy hóa như beta carotene. Do đó, giúp củng cố màng nhầy trên giác mạc, làm sáng da hiệu quả.
Giúp mẹ bầu chắc khỏe xương và bổ sung canxi cho trẻ
Khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể mẹ cũng sẽ suy giảm do thai nhi cần lấy từ mẹ để hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương.
Nếu như không bổ sung để việc thiếu hụt kéo dài, sẽ làm cho mẹ thường xuyên bị đau nhức cơ bắp, chuột rút,… Còn trẻ thì bị còi xương bẩm sinh, lùn thấp, dị hình,…
Mít là loại quả không chỉ giàu canxi mà còn giàu magie có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho mẹ. Đồng thời giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều lợi ích cho mẹ và bé mà mít là một trong những loại quả được các bác sĩ khuyến khích bổ sung cho mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai.
Bà bầu ăn mít có tác dụng phụ nào không?
Bên cạnh những lợi ích thì quả mít cũng có một vài tác dụng phụ mà các mẹ bầu cần cân nhắc trước khi ăn:
– Tránh ăn mít nếu cấy ghép mô là một phần trong quá trình mang thai.
– Mít có thể làm thay đổi lượng đường trong cơ thể người phụ nữ vì vậy các mẹ mắc bệnh tiểu đường tránh bổ sung loại quả này
– Mít có khả năng thúc đẩy và làm tăng tốc độ đông máu. Mặc dù điều này mang đến lợi ích cho hầu hết tất cả mọi người nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh liên quan đến máu thì nên tránh ăn mít để an toàn.
– Ăn mít với số lượng lớn, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và mắc các vấn đề bài tiết vì nó giống như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
– Một số phụ nữ có thể bị dị ứng với mít thì nên tránh loại quả này cũng như các món chứa mít trong thai kỳ: sữa chua, sinh tố, mứt, bánh, kem, trái cây sấy,…
Bà bầu ăn mít cần lưu ý những gì?
Như đã tìm hiểu ở trên, mít là loại quả giàu dinh dưỡng và đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, để an toàn và tốt nhất thì bà bầu ăn mít nên lưu ý một số điều sau:
– Nếu bị dị ứng, tuyệt đối tránh xa loại quả này khi mang thai. Đồng thời, cũng tránh các món ăn có chứa mít để an toàn cho mẹ và bé
– Các mẹ chỉ được tiêu thụ mít với số lượng vừa phải vì ăn quá nhiều sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tiêu hóa
– Nếu các mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây nên những triệu chứng nguy hiểm
– Mẹ bầu cần loại bỏ hết phần mủ mít trước khi ăn mít
– Các mẹ chỉ được bổ sung mít khi mít đã chín, không được ăn trực tiếp múi mít xanh. Nếu muốn ăn mít xanh thì phải chế biến thành các món ăn như nấu canh, xào,…
– Không ăn mít khi bụng đói hoặc ăn vào buổi tối. Vì ăn mít khi bụng đói sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể đột ngột, có thể làm xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, mẹ bầu ăn mít vào buổi tối sẽ khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu,…
– Thời điểm ăn mít phù hợp nhất cho các bà bầu là sau bữa cơm 1 – 2 giờ.
– Khi chọn mít bổ sung các mẹ cũng phải chú ý đặc điểm quả để chọn được quả có chất lượng. Nên chọn các quả có các đặc điểm sau: Quả mít ngon sẽ tròn đều, không bị lõm và nặng tay, mít chín tự nhiên sẽ có lớp vỏ hơi mềm khi nhấn vào, mắt nở to, gai không nhọn và thưa. Đồng thời, mít chín tự nhiên có mùi thơm đặc trưng, có thể ngửi thấy từ xa.
– Nếu khi tách quả mít mà không sử dụng hết, mẹ bầu nên cho mít vào hộp nhựa đậy kín hoặc túi hút chân không rồi bảo quản tủ lạnh. Điều này tránh thực phẩm trong tủ bị nhiễm mùi mít cũng như không bị bất kỳ tạp chất nào xâm nhập gây hại cho sức khỏe mẹ và bé
– Để đảm bảo toàn, mua mít được chất lượng, nên chọn những địa chỉ mua trái cây uy tín, sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã qua kiểm định.

Bà bầu ăn được mít được không và các câu hỏi liên quan
Bà bầu nên ăn bao nhiêu mít là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên bổ sung từ 80 – 100g mít để tốt cho sức khỏe. Mặc dù có thể bổ sung hằng ngày nhưng để đảm bảo đủ dưỡng chất, các mẹ nên kết hợp với các loại trái cây khác trong chế độ ăn.
Ngoài bổ sung mít ăn trực tiếp thì các mẹ cũng có thể chế biến để ăn cùng sữa chua, sinh tố, kem, bột yến mạch.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không?
Nhiều người cho rằng mẹ bầu 3 tháng không nên ăn mít bởi đây là loại quả gây nóng trong người, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cho đến hiện nay không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho các nhận định này là đúng.
Và theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung mít ở bất kỳ giai đoạn nào cũng thai kỳ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
Tiểu đường khi mang thai có được ăn mít không?
Mít là loại quả có lượng đường tương đối cao, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, tăng đường huyết,… Do vậy, những mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn mít vì có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường huyết cũng như gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Hy vọng những thông tin mà Khỏe Đẹp Cao Hơn chia sẻ trong bài viết giúp các mẹ hiểu hơn về quả mít cũng như giải đáp được bà bầu ăn được mít không. Từ đó, các mẹ có kế hoạch, chế độ ăn phù hợp để tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi.
Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Khỏe Đẹp Cao Hơn qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.