Có rất nhiều mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai. Đôi lúc chỉ là đau nhẹ, nhưng nhiều khi lại có triệu chứng đau dữ dội khó thuyên giảm. Điều này xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, đau đầu đôi khi cũng là dấu hiệu báo động cho những triệu chứng nghiêm trọng. Vậy bà bầu đau đầu phải làm sao? Hãy cùng Khỏe Đẹp Cao Hơn tham khảo những cách giải quyết câu hỏi này qua bài viết sau.
Đau đầu khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, tình trạng này có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong cả ba nhóm tam cá nguyệt. Cụ thể:
Trong tam cá nguyệt đầu tiên
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, đây là thời gian mà phôi thai mới bắt đầu làm tổ. Do đó, chúng còn khá lỏng lẻo, nên cơ thể mẹ cũng sẽ nhạy cảm và bị kích thích bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Những cơn đau đầu lúc này có thể xuất hiện do:
– Sự thay đổi của nội tiết tố: Khi bước vào thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Trong đó, nội tiết tố là một trong những yếu tố có sự đột biến chóng mặt, khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, dẫn đến mệt mỏi và đau đầu.
– Lưu lượng máu tăng cao: Để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tự động tăng lên để đáp ứng lượng nhu cầu này. Kéo theo đó là tình trạng chóng mặt, đau đầu.
– Ốm nghén: Không phải người phụ nữ nào mang thai cũng sẽ bị ốm nghén, nhưng hầu hết các mẹ bầu trong thời gian đầu đều xuất hiện tình trạng này. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu không thể ăn uống, có cảm giác buồn nôn và nôn khiến thức ăn không kịp tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó, sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng, suy nhược và gây ra hiện tượng đau đầu.
– Một số nguyên nhân khác: Mẹ bầu bị thiếu ngủ, cơ thể thiếu nước khiến các chức năng hoạt động chậm, thị lực thay đổi, mắt nhạy cảm với ánh sáng, ít tham gia các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, mẹ bầu bị tụt đường huyết, mẹ bầu bị stress,…

Trong tam cá nguyệt thứ hai
Đến tháng thứ hai, đây là giai đoạn thai đã làm tổ tương đối cứng cáp. Vì vậy, hầu hết các mẹ đã cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn so với trước đó. Tuy nhiên, cũng có một vài mẹ bầu xuất hiện tình trạng sức khỏe kém, thường xuyên bị đau đầu chóng mặt. Một số nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu có thể xuất phát bởi:
– Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì: Thừa cân khi mang thai là tình trạng khá nguy hiểm. Do bệnh lý này có thể kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Đặc biệt, mẹ thừa cân cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới con. Mặc khác, cơ thể người mẹ khi mang thai sẽ có xu hướng tăng lưu lượng máu. Việc thừa cân trong thời gian này sẽ khiến các lipid trong máu gây cản trở đường di chuyển của oxy. Một vài trường hợp sẽ khiến mẹ có cảm giác khó thở, đau đầu.
– Mẹ bầu bị cao huyết áp: Mẹ bầu bị tăng huyết áp sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến chúng ngày càng bị giãn ra và xuất hiện những tổn thương niêm mạc. Những tổn thương này đôi lúc cũng xuất hiện ở các mao mạch nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu. Nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu, chúng sẽ hình thành dấu hiệu sớm của tai biến do tăng huyết áp.
– Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Khi mang thai, duy trì chế độ dinh dưỡng là việc rất quan trọng để giúp con phát triển. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ bị thiếu cân, sinh hoặc hoặc thậm chí là dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe, đau đầu chỉ là một trong những vấn đề có thể gặp khi mẹ bổ sung thiếu dinh dưỡng.
– Ngủ không đủ giấc: Tình trạng ngủ không đủ giấc trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe của người mẹ ngày càng suy nhược, gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, mờ mắt.
– Tư thế đi, đứng, ngồi không phù hợp: Trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, đa phần các bé đều đã bước vào giai đoạn tập trung phát triển về kích thước. Nếu mẹ bầu không duy trì những tư thế sinh hoạt phù hợp giúp máu lưu thông ổn định, có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế.
Trong tam cá nguyệt thứ ba
Khi bước vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu bị đau đầu rất có thể là dấu hiệu do tình trạng tăng huyết áp. Bởi theo thống kê, sẽ có khoảng 6 – 8% mẹ bầu bị tăng huyết áp, kéo theo đó là tình trạng nhức đầu. Đây cũng là biểu hiện của tình trạng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ cần chẩn đoán và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và trẻ.
Ngoài ra, tình trạng đau đầu khi mang thai còn được biết đến với một số nguyên nhân như: đột quỵ, mạch vành, xuất huyết, u não, nhiễm trùng xoang, mẹ bầu bị huyết áp thấp, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, sản giật, nhau bong non, viêm não, trẻ bị nhẹ cân, chuyển dạ sinh non trước 37 tuần tuổi, lưu lượng oxy đến bào thai thấp đến mức báo động,…
Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm gì cho mẹ và bé không?
Tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai khá phổ biến. Hầu hết những cơn đau đầu nhanh chóng xuất hiện, nhưng cũng lập tức biến mất sau đó. Đặc biệt là với các mẹ bước sang cột mốc ở tuần thứ 4 của thai kỳ hoặc sau khi vừa sinh con. Đa phần những cơn đau thoáng nhẹ không gây ảnh hưởng đến mẹ và trẻ, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau đầu dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, điển hình là tiền sản giật hoặc một số bệnh lý mà mẹ bầu có tiền sử mắc phải trước đó. Do đó, nếu xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, mẹ hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe thai kỳ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa các trường hợp rủi ro. Vậy bà bầu đau đầu phải làm sao?
Cách trị đau đầu cho bà bầu hiệu quả?
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin và ibuprofen. Bởi những loại thuốc giảm đau này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Nhìn chung, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cũng không hề được khuyến khích. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm một số cách sau để “triệt tiêu” cơn đau đầu hiệu quả:
Tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến mẹ đau đầu
Cách để điều trị bệnh tốt nhất đó là tìm nguyên nhân gây ra chúng. Đôi khi chúng ta bị đau đầu, sẽ có xu hướng tìm đến các loại thuốc giảm đau, nhưng điều trị đau đầu cho phụ nữ mang thai lại không hề đơn giản như thế. Để điều trị an toàn, mẹ hãy chuẩn bị một cuốn sổ riêng, ghi lại lịch trình sinh hoạt và thực phẩm bổ sung hàng ngày. Rất có thể cách sinh hoạt và thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu khó chịu.
Dùng túi chườm
Với những cơn đau đầu có nguyên nhân từ việc căng cơ, chườm túi ấm hoặc mát vào trán chính là giải pháp hiệu quả giúp giảm cơn đau đầu tức thời. Theo đó, việc chườm sẽ giúp cơ thể mẹ tăng hoặc hạ bớt thân nhiệt, làm kích thích thần kinh và xoa dịu bớt cơn đau.
Tắm nước nóng
Với một số mẹ bị đau nửa đầu, việc tắm nước nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng. Nếu quá đau đầu, không thể tắm, mẹ bầu có thể rửa mặt bằng nước ấm. Nước có nhiệt độ cao sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu. Lưu ý, nếu mẹ bầu tắm, hãy cố gắng tắm thật nhanh và nhờ người thân theo dõi. Tránh tình trạng đau đầu, hoa mắt và té ngã trong nhà vệ sinh khi chỉ có một mình.

Không thể cơ thể bị đói hoặc mất nước
Mất nước hoặc đói cũng là hai nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu bị đau đầu. Do đó, tuyệt đối đừng để bản thân bị đói hoặc khát nước. Hãy chuyển bị một ít nước và vài túi bánh/kẹo ăn vặt/trái cây trong giỏ xách. Phòng khi trường hợp hạ đường huyết hoặc đói, chúng sẽ cung cấp năng lượng tức thì cho mẹ. Ngoài ra, mẹ đừng quên uống nhiều nước. Nếu bị đau đầu kèm theo nôn ói, hãy cố gắng nhấp từng ngụm nhỏ, chậm rãi để giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Hạn chế stress
Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng khi mang thai. Để cải thiện sức khỏe tình thần, mẹ hãy đảm bảo luôn cho cơ thể ngủ đủ giấc, hạn chế stress để cơ thể phục hồi sau ngày dài. Đây là cách giảm đau đầu đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.
Duy trì các bài tập thể chất nhẹ nhàng
Duy trì các bài tập thể chất nhẹ nhàng sẽ là cách giúp mẹ bầu nâng cao đề kháng, giảm tần số và mức độ của những cơn đau đầu. Nếu mẹ bị đau nửa đầu, hãy cố gắng tập luyện thật từ từ, bởi đột ngột luyện tập quá sức chỉ khiến khởi phát những cơn đau. Một lưu ý nhỏ nữa, nếu mẹ đang bị đau đầu thì không cần cố gắng luyện tập, bởi việc này chỉ khiến những cơn đau ngày càng nặng hơn.
Áp dụng các kỹ thuật thư giãn
Bên cạnh việc tập luyện, một số bài tập kỹ thuật thư giãn cũng là lựa chọn rất tốt dành cho phụ nữ mang thai. Một số phương pháp phản hồi sinh học như: thiền định, yoga, thôi miên sẽ giúp tinh thần mẹ giảm cảm giác căng thẳng và đau đầu.
Massage nhẹ nhàng
Mặc dù hiệu quả của phương pháp massage đầu vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể, nhưng nhiều chị em áp dụng cách thức này cũng có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để được massage an toàn, mẹ nên tìm đến các spa hoặc trung tâm uy tín để các kỹ thuật viên có tay nghề massage vùng cổ, vai, gáy và toàn thân giúp mẹ thư giãn, giảm đau xương khớp, khí huyết lưu thông. Từ đó, cảm giác đau đầu cũng sẽ giảm bớt.
Dấu hiệu bà bầu bị đau đầu trở nên nguy hiểm?
Đa phần các mẹ bầu chỉ xuất hiện những cơn đau đầu thoáng qua, không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ bầu bị đau đầu do tiền sản giật (hiện tượng rối loạn thai nghén cuối thai kỳ). Do vậy, nếu mẹ bầu bị đau đầu kèm theo những biểu hiện bất thường như: tiểu nhiều hoặc tiểu quá ít, đi tiểu bị buốt, tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu, tầm nhìn mờ,… thì cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, nếu mẹ bầu xuất hiện các tình trạng bất thường như sau nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra:
– Mẹ bầu bị nhức đầu, đau đầu dữ dội và thường xuyên. Những cơn đau đầu không có tình trạng thuyên giảm, mà ngày càng nặng hơn. Đặc biệt, chúng thường xuyên xuất hiện trong khi mẹ đang ngủ.
– Cơ thể có xu hướng sưng nề, đặc biệt là tay, chân, mặt.
– Đau đầu có kèm theo những triệu chứng như tầm nhìn mờ, sốt, cổ đau cứng,…
– Tăng cân quá nhanh hoặc đột ngột, nhưng không phải do thai nhi.
– Nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi, khô.

Cách phòng ngừa bị đau đầu khi mang thai
Để phòng ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai, mẹ bầu cần nắm vững những thông tin sau:
– Cần ngủ đủ giấc từ 7 – 10 tiếng/ngày. Không ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh đau đầu, uể oải vào buổi chiều. Chọn lọc môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh, không bị làm phiền bởi thiết bị điện tử, tiếng ồn.
– Có thể đắp khăn mát khi ngủ để cơ thể thoải mái hơn.
– Khi bị đau đầu, có thể tắm nước ấm. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nhanh, không quá lạm dụng nước nóng, cũng không nên tắm nước quá nóng.
– Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một thực phẩm, cũng không nên bổ sung thiếu một nhóm chất nào. Đây được xem là “chìa khóa” giúp mẹ giảm những cơn đau đầu lâu dài. Có thể tùy theo nhu cầu ăn của mỗi mẹ, nhưng hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khi mang thai.
– Uống đủ nước hàng ngày, bổ sung thêm chất lỏng từ canh, súp, trái cây, nước ép, sinh tố,… Hạn chế các thực phẩm như: đồ ăn chiên rán, thịt đóng hộp, nước uống có gas, cà phê, rượu bia,…
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc hợp lý giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Duy trì các bài luyện tập thể chất đều đặn. Mẹ có thể lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng phù hợp với thể chất, không cần quá sức luyện tập những bộ môn không phù hợp.
– Nếu uống thuốc giảm đau khi bị đau đầu, mẹ bầu cần có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
– Mẹ bầu bị đau đầu 3 tháng đầu hoặc cuối có nguyên nhân từ rất nhiều vấn đề. Điển hình là vấn đề do thiếu máu, stress hoặc tiền sản giật. Do đó, nếu có những dấu hiệu bất thường ngoài đau đầu, mẹ hãy tầm soát sớm, tránh để lâu gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bà bầu đau đầu phải làm sao. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn được tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai. Khỏe Đẹp Cao Hơn chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.