Ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì bổ cho mẹ và bé

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm “nền” quyết định sự phát triển sau này của trẻ. Do đó, có rất nhiều chị em thắc thắc, không biết rằng nên bổ sung dưỡng chất nào để hỗ trợ cho trẻ phát triển tốt hơn. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải quyết thắc mắc ‘ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì bổ cho mẹ và bé’, và những nhóm viên uống gợi ý giúp ích cho bé trong thời điểm quan trọng này.

Tại sao mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng bằng các loại viên uống?
Tại sao mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng bằng các loại viên uống?

3 tháng đầu thai nhi phát triển thế nào?

Trong 3 tháng đầu, bé chỉ mới có kích thước bé xíu. Tuy nhiên, lúc nay2con đã phát triển hầu hết các bộ phận quan trọng trên cơ thể. Cụ thể:

Ở tuần thứ 3 của thai kỳ

Trong giai đoạn này, trứng và tinh trùng đã được thụ tinh thành công và phân chia thành hàng trăm tế bào, hay còn gọi là túi phôi. Túi phôi chứa một bộ DNA đầy đủ gen của cả mẹ và bố. Bộ ADN này sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm của con sau này.

Ở tuần thứ 4 của thai kỳ

Trong giai đoạn này, túi phôi đã phát triển thành phôi thai. Chỉ trong vòng 6 tuần, tất cả các bộ phận trên cơ thể của con sẽ bắt đầu hình thành. Thậm chí là, một số bộ phận còn có thể bắt đầu hoạt động, đơn cử là trái tim của trẻ sẽ đi vào hoạt động từ rất sớm.

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ

Ở tuần này, phôi thai sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Trong đó, một hạt phôi nhỏ ở chính giữa sẽ phát triển thành trái tim của con.

Ở tuần thứ 6 của thai kỳ

Dù chỉ nhỏ bằng hạt vừng, nhưng trái tim của con đã bắt đầu đập. Các đặc điểm bên ngoài khác trên khuôn mặt như mắt, mũi cũng bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển lớn hơn trước với kích thước trong khoảng 6,35 mm. Trên thân phôi đã bắt đầu chồi ra những hạt mầm bé xíu. Sau này những hạt chồi này sẽ tạo thành chân và tay.

Ở tuần thứ 7 của thai kỳ

Lúc này, khi đi siêu âm, có thể mẹ bầu sẽ nghe thấy được cả nhịp tim của con. Bởi giai đoạn này, trái tim của bé đã bắt đầu hoạt động ổn định.

Ở tuần thứ 8 của thai kỳ

Vào thời điểm tuần thứ 8, cánh tay và chân của con đang phát triển. Trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành ra các ngón. Môi và mũi cũng dần được hiện rõ ra. Máu của trẻ đã chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Ngoài ra, có thể con cũng đã có một số cử động, nhưng hoạt động rất nhẹ nên hầu như các mẹ đều khó có thể cảm nhận được.

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ

Ở cột mốc này, phôi thai đã chính thức được gọi là bào thai. Lúc này, mắt của con đã hoàn chỉnh nhưng vẫn sẽ nhắm nghiền. Bộ phận sinh dục cũng dần hoàn thiện.

Ở tuần thứ 10 của thai kỳ

Trong tuần thứ 10, móng tay/ móng chân của con đã hình thành. Tóc và lông tơ đã bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng và xương của con cũng đang được phát triển. Mí mắt của bé vẫn khép và nhắm đến hết tuần thứ 27. Tuy nhiên, con vẫn sẽ nghe được những hoạt động bên ngoài, do đôi tai đã hoàn chỉnh.

Ở tuần thứ 11 của thai kỳ

Tuần thứ 11, con đã bắt đầu có phản xạ. Bé đã có thể đá chân và nuốt. Ngón tay của trẻ đã bắt đầu xòe và nắm lại được. Các ngón chân cụp lại, đôi khi miệng có hành động mút ngón tay hoặc nuốt nước ối.

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ

Có một điểm đặc biệt, ở tuần này, con đã bắt đầu hình thành các dấu vân tay nhỏ xíu. Giai đoạn này là cột mốc rất quan trọng khi mang thai. Do đó, mẹ hãy theo sát tình trạng sức khỏe và tuyệt đối đừng bỏ lỡ buổi khám thai với bác sĩ nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu?

Để giải đáp cho câu hỏi: ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì, mẹ bầu cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ trong giai đoạn đầu tiên.

Khi mang thai, nguồn dinh dưỡng mà trẻ nhận được sẽ được truyền qua nhau thai. Do đó, những dưỡng chất của con hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nếu người mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, cơ thể sẽ khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đặc biệt, việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách cũng giúp mẹ có đủ sức khỏe cho quá trình mang thai, sinh nở và đặc biệt là có sức khỏe để chăm sóc con mọn trong tương lai.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong 3 tháng đầu sẽ là nền tảng giúp con hoàn thành những bước phát triển đầu đời
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong 3 tháng đầu sẽ là nền tảng giúp con hoàn thành những bước phát triển đầu đời

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, dinh dưỡng chính là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để con có sự phát triển tốt nhất. Với phụ nữ mang thai trong thời gian đầu, mẹ không cần nạp quá nhiều năng lượng. Bởi nguồn nhu cầu năng lượng của mẹ trong thời điểm này cũng không quá chênh lệch so với người bình thường. Mẹ chỉ nên duy trì cân nặng vừa phải. Mỗi tuần, chị em có thể tăng 0,3 – 0,5 kg tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cá nhân. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng các nhóm chất sau:

Protein, lipid và chất xơ

– Chất đạm (protein): Mẹ bầu có thể bổ sung protein bằng các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, một số loại đậu,… Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng để bào thai phát triển, đặc biệt là chức năng của nhau thai và mô tế bào.

– Chất béo (lipid): Mẹ bầu có thể bổ sung lipid qua các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như: bơ, dầu dừa, dầu đậu nành và có thể tận dụng chất béo lành mạnh từ các loại cá. Chất béo có vai trò rất lớn cho việc hình thành các màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi. Thêm vào đó, chất béo cũng có nhiệm vụ cung cấp năng lượng và giúp cơ thể người mẹ hấp thu các chất vitamin trong trong dầu tốt hơn.

– Chất xơ: Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ là trợ thủ đắc lực giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Đồng thời, chất xơ cũng giúp mẹ ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.

Khoáng chất và các loại vitamin

– Canxi: Canxi là hợp chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển hệ xương và răng của trẻ. Ngoài ra, mẹ bầu bổ sung canxi còn giúp hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh. Trung bình, mỗi ngày mẹ nên bổ sung từ 1.000 – 1.200 mg/ngày. Nếu bổ sung canxi bằng thực phẩm,mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm giàu canxi như: tôm, cá, cua, sữa, các loại đậu, rau có màu xanh đậm,…

– Acid folic: Acid folic có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Trong thời gian đầu, đây là dưỡng chất mà mẹ cần đặc biệt chú ý. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều acid folic phải kể đến như: trứng, bắp cải, chuối, măng tây, cam, bông cải xanh,.. Ngoài ra, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung hợp chất này trong thời gian đầu mang thai.

– Vitamin D: Canxi và vitamin D là hai hợp chất luôn đi song song, vì chúng có chức năng bổ trợ cho nha.Vitamin D không chỉ giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho hiệu quả, mà còn giữ nhiều chức năng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu vitamin D, có thể dẫn đến các tình trạng như: nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi,…Mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng sớm, chiều muộn hoặc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: gan cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.

– Vitamin A: Vitamin A là dưỡng chất cũng có chức năng không kém, đặc biệt vitamin A giữ chức năng nâng cao sức đề kháng cho mẹ. Vitamin A có trong nhiều các thực phẩm như: các loại rau củ đỏ và vàng, trứng, sữa,… Có một lưu ý nhỏ, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung liều lượng vitamin A. Bởi nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có khả năng gây ra tác dụng phụ, thậm chí là dị tật bẩm sinh.

– Vitamin B1: Mẹ có thể bổ sung vitamin B1 bằng cách ăn nhiều thực phẩm như: thịt lợn, các loại đậu, ngũ cốc,… Dưỡng chất này giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm nguy cơ mặc chứng tê phù ở phụ nữ mang thai.

Một số các vi chất khác

– Sắt: Trong suốt thai kỳ, sắt luôn là dưỡng chất rất cần thiết cho mẹ bầu. Đặc biệt, khi bước qua 3 tháng đầu, sắt sẽ giúp cơ thể mẹ phòng tránh các nguy cơ thiếu máu. Mẹ có thể bổ sung sắt bằng cách ăn những thực phẩm giàu sắt như: nghêu, sò, ốc, gan động vật, các loại đậu,… hoặc bổ sung trực tiếp bằng viên uống. Lưu ý, nếu bổ sung quá nhiều viên uống sắt có thể gây ra tình trạng táo bón. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

– I-ốt: Trong thai kỳ, nếu trẻ bị thiếu i-ốt, con sẽ bị nhẹ cân, chậm phát triển, thậm chí là bị khuyết tật bẩm sinh. Với hợp chất này, mẹ có thể bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, cá biển,… hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ bổ sung bằng những thực phẩm khác. Do ăn quá nhiều những thực phẩm từ biển cũng có nguy cơ nhiễm thủy ngân khá cao.

– Kẽm: Kẽm là dưỡng chất quan trọng, do chúng cũng đóng vai trò góp phần trong sự phát triển của bào thai. Nếu mẹ bầu bị thiếu kẽm,con có nguy cơ bị nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.

Tại sao cần bổ sung thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu?

Hầu hết các trường hợp sảy thai hoặc dọa sảy thai đều xảy ra trong 3 tháng đầu tiên. Do đó, có thể nói, tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm vô cùng nhạy cảm của mẹ bầu. Bởi thai chỉ mới bắt đầu làm tổ trong tử cung. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời phải hết sức cẩn thận để tránh tác động tới con.

Bổ sung các dưỡng chất quan trọng khi mang thai sẽ giúp giảm đến 70% khả năng dị tật bẩm sinh
Bổ sung các dưỡng chất quan trọng khi mang thai sẽ giúp giảm đến 70% khả năng dị tật bẩm sinh

Ở giai đoạn này, tuy con chỉ có kích thước bằng hạt vừng, nhưng đa số các bộ phận đều đã được hình thành và phát triển. Bước vào tam cá nguyệt thứ hai, bào thai đã làm tổ cứng cáo trong tử cung. Lúc này, túi thai không còn lỏng lẻo nữa. Theo đó, các nguy cơ động thai, dọa sảy thai, sảy thai cũng được giảm thiểu đáng kể. Việc sử dụng các loại thuốc cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ là hành động cung cấp dinh dưỡng cho con thông qua cơ thể mẹ, hỗ trợ giúp trẻ phát triển về kích thước. Đồng thời, giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh và có thể giảm thiểu đến 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vậy ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì?

Ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc bổ gì?

Theo những phân tích trên, việc bổ sung các dưỡng chất bằng viên uống trong những tháng đầu rất cần thiết. Nhưng ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì mới là điều quan trọng. Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thuốc bổ như sau:

Viên uống sắt

Theo các chuyên gia, người mẹ cần bổ sung viên sắt liên tục và kéo dài cho đến sau khi sinh một tháng. Liều uống chuẩn của mẹ sẽ giao động từ 27- 45 mg sắt nguyên tố. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm sắt qua đường ăn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt.

Nguyên nhân là, khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên khoảng 50%, nên cần rất nhiều sắt để tạo ra hemoglobin. Đây là khẩu phần trong máu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể. Tuy vậy, nhưng không phải mẹ nào cũng có thể hấp thụ sắt tốt và cần uống thuốc bổ sung. Để sử dụng sắt hiệu quả, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng. Ngoài ra, nếu đang bổ sung sắt,mẹ hãy bổ sung thêm vitamin D để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Để sử dụng, mẹ nên uống viên sắt trước khi ăn 1-2 giờ. Chú ý, không nên uống sắt bằng trà hay cà phê, vì chất tanin trong chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt.

Viên uống canxi

Hệ xương và răng của trẻ sẽ không được phát triển ổn định khi cơ thể mẹ bị thiếu canxi. Ngoài ra, mẹ bầu bị thiếu canxi cũng có khả năng bị tiêu xương, loãng xương, xương xốp, dễ gãy. Bên cạnh đó, canxi cũng chính là nhân tố có tác dụng làm co cơ, đông máu và ổn định sự lưu chuyển thông tin của hệ thần kinh.

Mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng 1.000 – 1.200 mg canxi. Ngoài việc bổ sung bằng viên uống, mẹ cũng cần ăn thêm các thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, tôm/cua đồng, cá nhỏ, các loại rau có màu xanh đậm,… Theo các bác sĩ, để canxi được hấp thu hiệu quả, mẹ cần sử dụng cách bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.

Viên bổ sung axit folic

Theo các chuyên gia, việc bổ sung acid folic hàng ngày trong thời gian đầu mang thai là điều vô cùng cần thiết. Đây là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển và phân chia tế bào của bào thai. Mẹ bầu bị thiếu acid folic sẽ khiến quá trình phát triển của con bị gián đoạn, dễ gây ra tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu to. Trong thời gian này, mẹ bầu tuyệt đối phải cung cấp đủ máu để giúp con phát triển.

Nguy hiểm hơn, acid folic sẽ đóng vai trò chính trong sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu bị thiếu hụt nhóm chất này, đặc biệt trong thời gian đầu thì trẻ có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh và phát triển thành các dị dạng khác như: vô sọ, hở cột sống, hở sọ,…

Mẹ nên bổ sung acid folic bằng viên uống với hàm lượng 400 cmg mỗi ngày. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng có nhiều trong gan động vật, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, các loại cải xanh, súp lơ xanh,…

Acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm
Acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm

Sử dụng thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Để bổ sung thuốc bổ cho mẹ bầu đúng cách, mẹ cần nắm một số lưu ý sau:

– Trước khi bổ sung bất kỳ một loại thuốc nào, mẹ nên đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định và tư vấn loại thuốc, liều lượng phù hợp cho cơ địa của từng mẹ. Không tự ý mua các loại thuốc bổ, tránh việc bổ sung thiếu thừa các chất dinh dưỡng hoặc mua nhầm thuốc bổ không chất lượng.

– Khi sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc bổ khác nhau, mẹ cần chú ý thời gian sử dụng để các loại viên uống có thể phát huy tối đa khả năng. Với mẹ bầu sử dụng thuốc bổ có kết hợp nhiều thành phần, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thành phần và hàm lượng cụ thể của chúng trước khi sử dụng. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa các loại thuốc bổ phù hợp với cơ thể mình.

– Nếu đang sử dụng viên uống sắt, mẹ hãy uống chúng với nước cam. Do trong cam có chứa nhiều vitamin C, hàm lượng này sẽ giúp sắt nhanh hấp thu, giảm tình trạng khó tiêu, táo bón. Không nên sử dụng chung với trà, cafe,… vì chất tanin trong chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

– Ngay khi phát hiện các tác dụng bất thường như: mệt mỏi, buồn nôn,… mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để thay đổi thời gian sử dụng, liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Nếu đã đổi phương pháp nhưng vẫn xuất hiện tình trạng trên, mẹ bầu nên tạm dừng và xem xét đổi sang loại thuốc khác.

– Nếu đang uống sắt mà mẹ bị nóng trong người, táo bón, nổi mụn,… đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng ăn thật nhiều rau và uống nhiều nước để giảm thiểu tối đa tình trạng này nhé. Trong trường hợp những vấn đề này kéo dài quá lâu, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi một loại thuốc phù hợp hơn.

– Không uống quá nhiều. Đa phần các vi chất đều không tốt khi bổ sung trong một thời gian dài. Điển hình là vitamin A, quá liều có thể gây độc cho gan, dị tật thai nhi, quá nhiều canxi lại có thể gây sỏi thận, quá nhiều sắt lại gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón. Do đó, cách tốt nhất là mẹ hãy bổ sung theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ba tháng đầu thai kỳ nên uống thuốc gì. Hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức chuẩn bị cho hành trang làm mẹ sắp tới. Khỏe Đẹp Cao Hơn chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOC