Bố mẹ thấp con có cao được không? Chiều cao có phải do duy truyền?

“Tôi và chồng không cao, con tôi hiện cao 1m60, 2 tháng này không có gì thay đổi. Liệu con tôi có còn cao lên được hay không?”. Không ít cha mẹ nghĩ hoặc lo sợ di truyền sẽ quyết định hoàn toàn chiều cao của con. Vậy thực tế, bố mẹ thấp con có cao được không?

Cha mẹ thấp liệu con có cao không?
Cha mẹ thấp liệu con có cao không?

Gen di truyền có quyết định hoàn toàn chiều cao hay không?

Gen di truyền là một trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con. Điều này cũng có nghĩa là gen di truyền không quyết định hoàn toàn chiều cao của con. Mặc dù di truyền là yếu tố không thể thay đổi nhưng bố mẹ có thể tác động đến những yếu tố còn lại để giúp con có chiều cao lý tưởng.

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Theo nhiều nghiên cứu, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào 4 yếu tố gồm di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), vận động (20%), giấc ngủ và môi trường (25%).

4 yếu tố quy định chiều cao: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường
4 yếu tố quy định chiều cao: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường

Di truyền: Các nhà khoa học đã xác định có khoảng 700 biến thể di truyền có tác động đến chiều cao. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ chiếm khoảng 23% sự tác động đến chiều cao con.

Dinh dưỡng: Dinh dưỡng chiếm 32%, được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao của một người. Chỉ khi nhận được đầy đủ dinh dưỡng, con mới có thể phát triển được tối đa tiềm năng di truyền. Ngược lại, dinh dưỡng kém khiến con phát triển kém và gặp các vấn đề về sức khỏe.

Vận động: Đây được xem là yếu tố hỗ trợ sự phát triển của con, chiếm 20%. Vận động kích thích hormone tăng trưởng, tăng lưu thông máu đến các chi, tăng sự linh hoạt của cơ xương khớp, tác động lực đến xương. Những điều này đều rất có ích trong việc giúp con đạt được chiều cao lý tưởng.

Giấc ngủ và môi trường: Một giấc ngủ ngon sẽ điều kiện cần và đủ để tuyến yên sản sinh tối đa lượng hormone tăng trưởng (gấp 10 lần so với ban ngày), một phần quan trọng của tiến trình phát triển. Giấc ngủ kém vừa khiến con tăng trưởng kém vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Bên cạnh 4 yếu tố chính là di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường nêu trên, một số yếu tố khác cũng có thể tác động đến khả năng đạt chiều cao chuẩn của con như giới tính, hormone, bệnh tật,…

Tham khảo thêm: Tập Jumping Jack có tăng chiều cao không?

Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cha mẹ cần nắm

Có 3 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua, bao gồm: Giai đoạn bào thai, 3 năm đầu đời và dậy thì. Các giai đoạn tăng chiều cao này không đơn lẻ mà có sự tác động lẫn nhau. Khả năng tăng trưởng trong giai đoạn trước sẽ thúc đẩy các giai đoạn tiếp theo.

READ  #Bơi ếch có tăng chiều cao không?
Biểu đồ sự phát triển chiều cao trong giai đoạn sơ sinh và dậy thì
Biểu đồ sự phát triển chiều cao trong giai đoạn sơ sinh và dậy thì

Giai đoạn bào thai

Khi còn là bào thai, chiều cao của con sẽ tăng lên không ngừng. Đây cũng là giai đoạn hình thành và phát triển khung xương thông qua hoạt động của màng, sụn và xương. Ở thời điểm này, người mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho cơ thể con.

Trong giai đoạn hình thành đầu tiên (từ tuần 4 – tuần 20), thai nhi từ 1 hạt nhỏ như hạt đậu sẽ dài ra khoảng 25cm. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của một người, từ một vi sinh vật đến kích thước gần bằng thước dài. Sự phát triển này được gọi là phát triển theo cấp số nhân.

Từ tuần thứ 20 trở đi, thai nhi bắt đầu biến màng xương thành sụn, hình thành cơ bắp và tích lũy mỡ để bảo vệ cơ thể. Cân nặng và chiều dài trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể. Đến tuần thứ 28, trọng lượng thai nhi sẽ đạt khoảng 1 kg và chiều dài đạt 35 – 40cm.

Đến tháng cuối cùng trước khi sinh, sự phát triển của em bé về cấu trúc xương và hệ thần kinh tương đối hoàn thiện. Một em bé khỏe mạnh được sinh ra sẽ có chiều dài khoảng 50cm. Tuy nhiên con số này có thể bị thay đổi bởi các yếu tố như di truyền, giới tính và biến số khác.

Giai đoạn sơ sinh (1000 ngày đầu đời)

Trong giai đoạn sơ sinh, cân nặng và chiều cao của con có sự thay đổi rõ rệt. So với lúc mới sinh, các chỉ số này có thể thay đổi gấp hai lần. Đây cũng là giai đoạn cơ thể con phát triển theo tiềm năng di truyền.

Ở giai đoạn sơ sinh, chiều cao của em bé tăng lên rất mạnh mẽ
Ở giai đoạn sơ sinh, chiều cao của em bé tăng lên rất mạnh mẽ

– Từ sơ sinh đến 1 tuổi, chiều cao tăng thêm 25cm.

– Lên 2 tuổi, xương có thể dài thêm 11 – 13cm.

– Từ năm 3 tuổi trở đi, chiều cao có thể tăng thêm 6.2cm, mật độ xương tăng khoảng 1% mỗi năm.

Để con có thể đạt được tốc độ phát triển tối đa trong giai đoạn này, đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng được các yếu tố, đặc biệt là dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu, suy dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ khi trẻ 1 – 2 tuổi và có thể kéo dài đến 5 tuổi. Khi mắc bệnh này, cơ thể lẫn xương của con sẽ kém phát triển, khả năng miễn dịch suy yếu.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì là giai đoạn cơ thể con có đủ tiềm năng để khắc phục những hạn chế chiều cao trong giai đoạn trước. Mức tăng trưởng khi dậy thì sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành của con và cũng là đáp án cho câu hỏi: Bố mẹ thấp con có thể cao hơn không?

Đặc trưng của giai đoạn dậy thì là tốc độ tăng trưởng vượt bậc của khung xương và cơ bắp. Sụn tiếp hợp ở các khớp xương dài sẽ liên tục tăng sinh, bồi đắp, tái tạo với hiệu suất cao nhất để giúp con phát triển hoàn thiện 20% chiều cao khi trưởng thành.

Dậy thì ở nữ bắt đầu từ 8 – 13 tuổi, trung bình là 11 tuổi. Dậy thì ở nam bắt đầu từ 9 – 14 tuổi, trung bình là 12 tuổi. Theo đó, chiều cao của nam và nữ trong giai đoạn dậy thì có thể tăng lên 7- 8cm mỗi năm và đạt đỉnh 8 – 10cm trong 1 hoặc 2 năm bất kỳ.

READ  #Trồng cây chuối có tăng chiều cao không?

Sự hoạt động mạnh mẽ của các tuyến nội tiết trong giai đoạn dậy thì đã kích thích sự phát triển của các mô sụn, tăng cường trao đổi chất, cân bằng mô cơ và mô mỡ, từ đó chiều cao tăng lên mạnh mẽ. Cũng trong thời điểm này, mật độ xương và khối lượng xương cũng tăng lên đáng kể, khoảng 4% mỗi năm.

Từ sau giai đoạn dậy thì, dưới tác động của hormone, các lớp sụn sẽ cốt hóa thành xương, chiều cao sẽ tăng chậm dần và dừng hẳn. Khi này, dù bố mẹ có thực hiện bao nhiêu cách đi nữa thì chiều cao con cũng không thể tăng lên.

Chiều cao khi kết thúc dậy thì bằng đúng chiều cao khi trưởng thành
Chiều cao khi kết thúc dậy thì bằng đúng chiều cao khi trưởng thành

Bố mẹ lùn con có thể cao hơn không?

Bố mẹ lùn con có thể cao hơn chiều cao của bố mẹ, thậm chí là sở hữu chiều cao lý tưởng. Điều này là bởi gen di truyền không quyết định hoàn toàn chiều cao (23%). Khi bố mẹ có sự đầu tư về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và biết nắm bắt các giai đoạn tăng trưởng chiều cao thì con hoàn toàn có thể đạt được chiều cao mơ ước.

Cách để con cao chuẩn dù bố mẹ “nấm lùn”

Dựa trên những yếu tố tác động đến sự phát triển, bố mẹ có thể lập ngay một kế hoạch khoa học với những cách tăng chiều cao hiệu quả.

Đầu tư vào bữa ăn: Tăng dinh dưỡng từ thực phẩm

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng tăng trưởng và phát triển. Trẻ có chế độ dinh dưỡng kém sẽ không cao bằng trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Đó cũng là lý do tại sao có sự cách biệt chiều cao giữa người với người.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, trẻ em và thanh thiếu niên cần có một chế độ ăn uống cần bằng, đa dạng các dưỡng chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Canxi và protein cũng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương.

– Thực phẩm giàu Canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, cải xoăn, đậu bắp,…), đậu nành, cá mòi, cá hồi, cam,…

– Thực phẩm giàu Protein: Thịt đỏ, gia cầm, hải sản, trứng, các loại đậu và các loại hạt.

Trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm để nhận được nhiều chất dinh dưỡng
Trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm để nhận được nhiều chất dinh dưỡng

Vận động cơ thể: Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để phát triển thể chất bình thường. Mỗi ngày còn cần có ít nhất 1 giờ đồng hồ để chơi thể thao và 2 giờ thực hiện các hoạt động nhẹ (di chuyển khỏi chỗ ngồi).

Một số môn thể thao và bài tập có thể giúp ích cho con trong việc tăng chiều cao. Quan trọng là nắm được kỹ thuật tập luyện và có kế hoạch thực hiện hợp lý.

– Môn thể thao tăng chiều cao: Bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, chạy bộ, nhảy dây,…

– Bài tập tăng chiều cao: Tư thế rắn hổ mang, tư thế đứng/ngồi gập người, Tư thế chiến binh, tư thế cây cầu,…

Để đạt chiều cao vượt mức di truyền, đừng bỏ qua việc tập luyện thường xuyên
Để đạt chiều cao vượt mức di truyền, đừng bỏ qua việc tập luyện thường xuyên

Giấc ngủ chất lượng: Ngủ sớm và đủ giấc

Trong khi ngủ sâu, cơ thể tiết ra các hormone cần thiết cho sự phát triển. Chính vì vậy mà một giấc ngủ chất lượng, thỏa các điều kiện ngủ sớm và đủ giấc chính là giải pháp cho sự phát triển tối ưu.

Bắt đầu giấc ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 – 10 tiếng là 2 điều quan trọng. Ngoài ra, một số thói quen tốt thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.

READ  Lớp 11 cao bao nhiêu là chuẩn? Có còn cao thêm được không?

– Việc nên làm: Ăn hạt, uống sữa ấm, ngâm chân với nước ấm, thực hiện các bài kéo giãn cơ thể, nghe nhạc nhẹ…

– Không nên làm: Bấm điện thoại, xem TV, uống cà phê, ăn đồ ăn gây nặng bụng, uống nhiều nước,..

Giấc ngủ chất lượng kích thích sự sản sinh tối đa nội tiết tố tăng trưởng
Giấc ngủ chất lượng kích thích sự sản sinh tối đa nội tiết tố tăng trưởng

Bổ sung dinh dưỡng: Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

Dinh dưỡng là phần quan trọng đối với sự phát triển chiều cao nhưng bữa ăn, cơ địa kém hấp thu có thể khiến cơ thể không được đáp ứng được điều này. Trong trường hợp cha mẹ có chiều cao hạn chế, việc đầu tư dinh dưỡng cho con lại càng quan trọng.

Sản phẩm hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất còn thiếu để cơ thể luôn được đáp ứng mức cao nhất cho sự phát triển. Quan trọng là bố mẹ cần chọn được các sản phẩm tối ưu cho con.

– Sản phẩm được đánh giá cao: NuBest Tall, Doctor Plus, Doctor Taller, Grow Power, Bio Island,…

– Lưu ý khi mua: Uy tín nhà phân phối, nhà sản xuất; Thành phần tối ưu; Chứng nhận đầy đủ: FDA (đặc biệt là hàng chính hãng Mỹ), HACCP, GMP,…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ là cách đảm bảo lượng dinh dưỡng cho sự phát triển
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ là cách đảm bảo lượng dinh dưỡng cho sự phát triển

Sinh hoạt khoa học: Hạn chế thói quen xấu

Những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày diễn ra trong thời gian dài có thể khiến khả năng tăng trưởng của con bị hạn chế. Điều này có thể gồm:

– Mê thức ăn nhanh, thức ăn chiên dầu, đồ uống có ga,…

– Thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

– Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện.

– Lười vận động cơ thể, thường xuyên ngồi, nằm 1 chỗ để bấm điện thoại.

– Thường xuyên thức khuya và ngủ bù vào sáng hôm sau.

– Luôn đặt mình vào tình huống căng thẳng.

– Sinh hoạt không điều độ, không hợp lý.

– Không thực hiện đúng tư thế trong các hoạt động hàng ngày.

Đồ ăn nhanh có thể cản trở sự phát triển chiều cao bằng cách tăng cân nặng
Đồ ăn nhanh có thể cản trở sự phát triển chiều cao bằng cách tăng cân nặng

Bài học tăng chiều cao cho trẻ từ người Hà Lan

Hà Lan đang là quốc gia đứng đầu thế giới với chiều cao rất lý tưởng, trung bình là 183.7cm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lối sống hạnh phúc chính là lý do giúp người Hà Lan có sự thay đổi vượt bậc chiều cao.

Quan tâm đến giấc ngủ: Ở Hà Lan, giấc ngủ của trẻ em rất được quan tâm, trung bình mỗi trẻ sẽ có giấc ngủ từ 8 giờ 12 phút mỗi đêm. Trẻ em ở đất nước này được bố mẹ giúp đỡ nhiệt tình trong việc thực hiện công việc, đảm bảo lịch sinh hoạt đều đặn mỗi ngày.

Bữa ăn rất giàu protein: Chế độ dinh dưỡng của người Hà Lan tập trung phần lớn vào protein, tinh bột chuyển hóa chậm và sử dụng sữa, chế phẩm từ sữa. Phần còn lại sẽ ưu tiên rau xanh, trái cây và thịt. Nhờ đó mà xương luôn có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển.
Vận động bằng đi xe đạp: Xe đạp là phương tiện di chuyển chính ở Hà Lan. Trẻ em không chỉ được tập cho lái xe mà còn điều chỉnh các bộ phận của xe để tối ưu hoạt động của cơ thể và sự phát triển chiều cao.

Tinh thần con trẻ luôn lạc quan: nền giáo dục ở Hà Lan hướng trẻ đến sự phát triển khỏe mạnh, lạc quan hơn là áp lực về điểm số. Đây là một yếu tố góp phần không nhỏ trong tiến trình cải thiện chiều cao của trẻ.

Môi trường sống tốt: Chính phủ Hà Lan dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ tương lai. Đất nước này có chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Tất cả những điều này đã góp phần tạo nên chiều cao lý tưởng cho trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành Hà Lan.

Olivier Richters người đàn ông Hà Lan sở hữu chiều cao khủng: 2m18
Olivier Richters người đàn ông Hà Lan sở hữu chiều cao khủng: 2m18

Con có cao hay không phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư của bố mẹ

Nếu chú ý một chút, bạn có thể nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp bố mẹ không cao nhưng con sở hữu chiều cao rất lý tưởng. Đừng đổ lỗi cho di truyền nếu bạn chưa thử đầu tư một lần vào yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Vậy nên ngay khi con vẫn còn cơ hội cải thiện chiều cao, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì, bố mẹ nhất định phải nắm bắt giai đoạn và tạo điều kiện để con sở hữu chiều cao lý tưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOC