Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học đúng cách

Âm nhạc là điều kỳ diệu với cuộc sống của tất cả mọi người. Không chỉ vậy, âm nhạc còn là món ăn tinh thần tốt cho cả mẹ và trẻ, bởi chúng không chỉ giúp tinh thần mẹ thư giãn, còn có thể kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Dưới đây là một số chia sẻ về cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học mà mẹ có thể tham khảo.

Lợi ích của âm nhạc cho thai nhi?

Khi mang thai, có vô vàn cách để mẹ và gia đình giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất. Nhiều mẹ sẽ chọn cách ăn nhiều những thực phẩm tốt cho trí não, luyện tập thể dục để bảo vệ sức khỏe cho con và dễ sinh, tập yoga thường xuyên để giảm căng thẳng hay tham gia các khóa học về trí thông minh hoặc khóa học làm mẹ,… Trong đó, có rất ít mẹ biết rằng, chọn những bài nhạc phù hợp cho trẻ nghe thường xuyên cũng là cách hỗ trợ giúp con phát triển toàn diện về trí tuệ và khả năng.

Nghe nhạc cũng là cách giúp con phát triển trí tuệ và cảm xúc
Nghe nhạc cũng là cách giúp con phát triển trí tuệ và cảm xúc

Có thể hình thức nghe nhạc giúp trẻ phát triển còn khá mới lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức này lại khá phổ biến trên nhiều quốc gia. Bởi có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, âm nhạc không chỉ giúp mẹ thoải mái, mà còn là giải pháp giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí não cho trẻ.

Nhiều mẹ vẫn chưa biết rằng, ngay từ trong tam cá nguyệt đầu tiên, con đã phát triển hầu hết các bộ phận. Từ tuần tuổi thứ 8, trẻ đã có thể nghe được nhịp đập trái tim của mẹ. Và gần đến giữa thai kỳ, con đã có thể phản ứng lại với những âm thanh từ bên ngoài. Do đó, có thể nói âm nhạc chính là ngôn ngữ không biên giới giúp bố mẹ giao tiếp với con. Đồng thời, âm thanh cũng là một trong những điều kiện kích thích giúp trẻ phát triển trí não. Theo các chuyên gia, âm nhạc còn đem đến những lợi ích đặc biệt như:

– Giúp mẹ giảm stress, xoa dịu cảm xúc: Phụ nữ mang thai rất dễ stress do hormone thay đổi. Tình trạng này diễn ra liên tục có thể khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến con. Lúc này, những hoạt động giải tỏa tinh thần cho mẹ luôn được các bác sĩ khuyến khích. m nhạc chính là lựa chọn tuyệt vời. Bởi có những nguồn âm thanh mang khả năng chữa lành, giúp làm dịu cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và duy trì tâm trạng tốt cho mẹ. Khi tâm trạng của mẹ tốt hơn, bé cũng sẽ cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn.

– Cải thiện thính giác của con: Khi mẹ bầu nghe nhạc bằng tai nghe, sự tập trung nghe nhạc cũng sẽ tăng lên đáng kể. Có lẽ bé sẽ chưa hiểu được âm tiết, nhưng những nguồn âm thanh từ bài nhạc cũng tác động, bé sẽ cố gắng tập trung và kích thích tinh thần tốt hơn.

– Xoa dịu tâm trạng của con sau sinh: Hầu hết bé nào khi vừa sinh ra đều sẽ khóc theo bản năng, đây là phản ứng đầu tiên khi con phát hiện mình vừa “bị” bác sĩ thay đổi môi trường phát triển. Bởi đang yên đang lành trong bụng mẹ, một ngày nọ bỗng dưng trẻ phải đột ngột chuyển đổi môi trường ấm áp sang căn phòng lạnh lẽo trong phòng sinh. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thai nhi có thể ghi nhớ âm nhạc và âm thanh ngay trong bụng mẹ. Sau sinh, mẹ có thể dùng những bản nhạc đã từng nghe để giúp con xoa dịu cảm xúc. Em bé có thể dễ dàng nhận ra âm thanh quen thuộc, dần dần thư giãn và bình tĩnh hơn.

– Cải thiện khả năng phản xạ: Một nghiên cứu về âm nhạc đã chỉ ra rằng, những thai nhi của mẹ bầu dành 20 phút mỗi ngày để nghe nhạc có khả năng phản xạ, phản ứng và chuyển động nhiều hơn những bé có mẹ không nghe nhạc.

– Kích thích trí não phát triển: Hệ thần kinh thính giác của con đã bắt đầu hoạt động từ tháng thứ 5. Lúc này, trẻ đã bắt đầu nghe được giọng nói, âm thanh và những chuyển động ở môi trường bên ngoài. m nhạc sẽ giúp kích thích và cải thiện hệ thống thần kinh thính giác của trẻ. Sau khi chào đời, khả năng này vẫn được duy trì và phát huy giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Con đã có thể lắng nghe được âm thanh và giọng nói từ bên ngoài ngay khi còn trong bụng mẹ
Con đã có thể lắng nghe được âm thanh và giọng nói từ bên ngoài ngay khi còn trong bụng mẹ

Khi nào thì mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc

Theo nhiều nghiên cứu, bắt đầu từ tuần thứ 16, con đã có thể cảm nhận được những âm thanh từ bên ngoài. Do đó, các lớp học làm mẹ đều khuyến khích mẹ nên nghe nhạc từ giai đoạn này. Mẹ nên bắt đầu cho trẻ nghe nhạc trong thời điểm từ tuần thai thứ 16 – 20. Bởi đây là giai đoạn con đang phát triển mạnh về dây thần kinh thính giác.

Ngoài ra, hầu hết các bé đều có khuynh hướng ngủ khi mẹ thức và “hành động” khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn. Do đó, thời điểm để trẻ nghe nhạc tốt nhất là lúc mà mẹ cảm thấy muốn nghỉ ngơi, thư giãn. Vào lúc này, cơ thể mẹ sẽ được thả lỏng, tâm trí thoải mái và có thể tập trung nghe được những nốt nhạc du dương mà không phải lo lắng bị gián đoạn bởi những việc khác. Tâm lý của mẹ thoải mái thì con mới có thể cảm nhận giai điệu một cách rõ ràng nhất.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, âm nhạc chính là ngôn ngữ giao tiếp của mẹ và con, mang mẹ và bé đến gần, tạo ra sự kết nối tình cảm vô cùng đặc biệt. Vì vậy, trong quá trình nghe nhạc, mẹ hãy cố gắng thưởng thức và du dương theo giai điệu của âm thanh để tạo hứng khởi cho trẻ.

Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học

Thực ra, việc nghe nhạc còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thói quen của người mẹ và hoạt động của trẻ. Vì vậy, trên thực tế thì chưa có cách nghe nhạc chuẩn chỉnh nào gọi là dành riêng cho thai phụ. Tuy nhiên, mẹ có thể dựa trên những cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học cơ bản sau:

– Trong tuần thứ 16 của thai kỳ, con đã bắt đầu có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài. Do đó, đây là thời điểm hoàn hảo để cho trẻ nghe nhạc từ thời điểm này.

– Mỗi ngày, mẹ nên cho bé nghe nhạc khoảng 20 phút mỗi lần, tối đa 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, có thể chia thành 2 – 3 lần trong ngày.

– Thời điểm nghe nhạc tốt nhất là trước khi đi ngủ, khi đang thư giãn hoặc nghe nhạc trong phòng tắm.

– Trước khi nghe, mẹ hãy tìm một không gian thoải mái để ngả lưng và thư giãn. Bằng cách này, tâm trí mẹ sẽ hoàn toàn tập trung vào những nốt nhạc.

– Ưu tiên những loại nhạc nhẹ nhàng, không nghe những thể loại nhạc có tiết tấu mạnh. Không nghe quá lâu làm ức chế tiết ra endorphin, hợp chất này không tốt cho sự phát triển tế bào thần kinh của trẻ.

– Mẹ có thể chọn những bài nhạc cổ điển, không lời, jazz,… có độ dài khoảng 15 – 20 phút. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để âm nhạc phát huy tối đa tác dụng, không khiến trẻ bị mệt mỏi. Bắt đầu từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể nghe nhạc 3 – 4 lần/ tuần. Khi con lên 5 tháng tuổi thì có thể nghe nhạc mỗi ngày.

Thời điểm nghe nhạc tốt nhất là trước khi đi ngủ hoặc khi thư giãn
Thời điểm nghe nhạc tốt nhất là trước khi đi ngủ hoặc khi thư giãn

Cho thai nhi nghe nhạc mẹ nên chọn dòng nhạc nào?

Trong thai kỳ, mẹ nên chọn những loại nhạc có âm thanh hài hòa, giai điệu du dương. Bởi những giai điệu và âm điệu quá xáo trộn có thể khiến con bị giật mình. Nếu đang phân vân về những dòng nhạc nên nghe khi mang thai, chị em có thể tham khảo những dòng nhạc sau:

Dòng nhạc cổ điển, không lời

Dòng nhạc cổ điển, không lời luôn có những giai điệu và tiết tấu êm dịu, vừa phải; nên chúng luôn nằm trong những loại nhạc ưu tiên với thai phụ. Các mẹ có thể thay đổi lựa chọn với nhiều bản nhạc khác nhau để xem thử phản ứng của con. Một số bản nhạc được nhiều mẹ chọn phải kể đến như: Mozart, Vivaldi và Beethoven,…

Dòng nhạc Jazz

Trên thực tế, dòng nhạc Jazz tương đối kén người nghe. Thế nhưng, giai điệu du dương của chúng lại rất được thai nhi thích thú với tiếng kèn thổi.

Dòng nhạc có giai điệu nhẹ nhàng

Giai điệu nhẹ nhàng là âm hưởng rất phổ biến và dễ nghe, phù hợp với hầu hết tất cả mọi người. Những tiết tấu nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ và trẻ có những giây phút thư giãn khoan khoái.

Nhìn chung, mẹ có thể cho con nghe nhiều dòng nhạc khác nhau, chứ không nhất thiết phải nghe một loại nhạc. Tuy nhiên, mẹ hãy ưu tiên những loại nhạc có tiết tấu êm dịu như: jazz, nhạc cổ điển, nhạc không lời, R&B, POP chậm,… Hạn chế nghe những bài nhạc có tiết tấu nhanh, dễ gây nhức đầu.

Âm lượng nhạc phù hợp cho thai nhi

Trên thực tế, môi trường bên trong tử cung là nơi vô cùng ồn ào. Hàng ngày, trẻ sẽ nghe rất nhiều âm thanh khác nhau từ dạ dày, ruột, nhịp tim và cả nhịp thở của mẹ. Bên cạnh đó, giọng nói của người mẹ cũng được khuếch đại do sự rung động và dẫn truyền âm thanh qua xương. Vì vậy, mẹ chỉ cần nói nhỏ, hoặc thì thầm là bé đều có thể nghe rõ ràng.

Theo đó, âm thanh có tần số từ 50 – 60 dB chính là ngưỡng âm thanh khuyến khích dành cho trẻ. Nếu mẹ muốn cho trẻ nghe nhạc, mẹ hãy đem tai nghe vào bụng, mở âm lượng ở mức vừa phải. Còn trong trường hợp mẹ bầu mở loa ngoài, chị em cũng chỉ nên nghe nhạc ở âm lượng nhỏ, duy trì tần số ở mức thấp hơn 50 dB.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh tới lưu các buổi hòa nhạc hoặc xem phim trong những rạp phim lớn. Bởi việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ khiến con bị giật mình hoặc tệ hơn là gây tổn thương về thính giác hoặc não bộ. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh, do đó mẹ cần hết sức cẩn thận.

Song song đó, việc mẹ bầu hát, khiêu vũ và thư giãn khi thưởng thức âm nhạc với cường độ nhỏ sẽ tăng độ thích thú của con khi nghe nhạc. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi có phản ứng với tiếng nói của người mẹ. Đồng thời, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng sẽ chăm chú lắng nghe khi mẹ nói chuyện. Đặc biệt hơn, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh âm nhạc và giọng nói của mẹ có khả năng giúp trẻ hạn chế chứng tự kỷ sau sinh của trẻ em từ 1 – 3 tuổi.

Bên cạnh những điều trên, mẹ bầu có thể sử dụng những tần số âm thanh dưới đây để ước chừng âm thanh hợp lý cho con:

– Máy giặt: 50 – 75 dB

– Máy rửa chén: 55 – 70 dB

– Máy hút bụi: 60 – 85 dB

– Máy sấy tóc: 60 – 95 dB

– Tiếng đồng hồ báo thức: 65 – 80 dB

– Tiếng gạt nước bồn cầu: 75 – 85 dB

– Tiếng chuông điện thoại: 80 dB

Thời lượng nghe nhạc và tần suất 1 ngày mẹ nên biết?

Như đã chia sẻ ở phía trên, thời điểm tuyệt vời nhất để cho trẻ bắt đầu nghe nhạc là từ tuần thai thứ 16 – 20 của thai kỳ. Trong thời gian này, giác quan thính giác và thần kinh thính giác của con đã hình thành và dần hoàn thiện. Vì vậy, bé đã có khả năng cảm nhận được những âm thanh ở môi trường bên ngoài.

Bắt đầu từ tuần thứ 16, giác quan thính giác và thần kinh thính giác của con đã hình thành và dần hoàn thiện
Bắt đầu từ tuần thứ 16, giác quan thính giác và thần kinh thính giác của con đã hình thành và dần hoàn thiện

Lúc này, mẹ có thể cho con nghe nhạc không quá 20 phút mỗi lần. Mỗi ngày có thể nghe 2 – 3 lần, một ngày không nghe quá 1 tiếng đồng hồ. Mẹ nên nghe nhạc vào những thời điểm nghỉ ngơi hoặc trước khi đi ngủ. Bởi thai nhi thường có khuynh hướng thức khi mẹ ngủ. Đây cũng là giai đoạn mà cơ thể mẹ được thả lỏng sau một ngày dài làm việc. Tâm trí và tinh thần cũng thoải mái nhất để tận hưởng và tập trung vào âm nhạc.

Top bài nhạc mẹ bầu nên cho thai nhi nghe

Nếu đang phân vân về những bài nhạc nên nghe trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo một số bản nhạc sau:

– Baby Chopin: Bản nhạc có âm thanh du dương, trong trẻo, vui và sáng. Đa phần các trẻ đều rất hưởng ứng với âm tiết trong giai điệu.

– Baby Schubert: Bản nhạc được đánh giá có khả năng phát triển thể chất, hội họa và âm nhạc.

– Phép màu nhiệm cho con – Miracle: Kích thích thần kinh cảm xúc của con.

– Baby Bach: Tác dụng: Nâng cao trí tư duy phát triển trí não và khả năng hội họa.

– Những bản nhạc bất hủ của Beethoven – vol 1: Giúp con cảm thấy ấm áp, gần gũi và an tâm với thế giới bên ngoài.

– Những bản nhạc bất hủ của Beethoven- vol 2: Kích thích tư duy của trẻ, phát triển trí não.

– Baby Mozart: kích thích trí thông minh và khả năng nhận biết cảm xúc của con.

Những bài nhạc này chỉ là gợi ý và thường xuyên được nhiều mẹ bầu lựa chọn, không phải là âm nhạc bắt buộc phải nghe khi mang thai. Việc nghe nhạc trong lúc bầu bí còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu cá nhân của mỗi mẹ. Chị em có thể thay đổi nhiều thể loại nhạc khác nhau, để xem thử con có phản ứng với bản nhạc và loại nhạc nào. Không nhất thiết phải chỉ định bắt buộc trẻ nghe một thể loại nhạc mà con và cả bản thân mẹ không cảm thấy hào hứng.

Cho thai nhi nghe nhạc mẹ cần lưu ý những gì?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cho trẻ nghe nhạc cần lưu ý những điều sau:

– Lựa chọn âm lượng phù hợp: Khác với chúng ta tưởng tượng, tôi trường bên trong bụng mẹ khá ồn ào. Chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể làm trẻ thức giấc. Trong thời điểm này, con đang hoàn thành phát triển dây thần kinh thính giác, việc cho trẻ nghe nhạc có âm lượng quá cao sẽ khiến trẻ bị giật mình, ảnh hưởng tới thính lực và lượng nước ối của con.

– Thời gian nghe nhạc hợp lý: trong thời gian đầu nghe nhạc, mẹ hãy tập thói quen nghe nhạc trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần, không cần quá cố gắng.

– Thời điểm nghe nhạc cố định: Mẹ hãy tập duy trì khung giờ nghe nhạc cố định cho bé quen dần, tập tăng tần suất nghe dần dần theo từng tháng.

– Trò chuyện cùng con khi nghe nhạc: Việc vừa nghe nhạc, vừa trò chuyện cùng con hay đọc sách chính là mẹo làm tăng hiệu quả của phương pháp thai giáo, giúp tình cảm mẹ con thêm phần gắn kết.

– Để tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Bên cạnh việc nghe nhạc, để con phát triển khỏe mạnh, mẹ hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái để con phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Ngoài ra, mẹ nhớ khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ.

– Thay đổi âm nhạc, không cần gượng ép: Nếu không thích những giai điệu cổ điển, mẹ có thể thay thế bằng những bản nhạc yêu thích. Tuy nhiên, nhớ ưu tiên những bản nhạc có giai điệu du dương, nhẹ nhàng nhé. Không nghe những thể loại nhạc rock, rap, âm thanh quá mạnh, lộn xộn hoặc thay đổi bất ngờ làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác của con.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học. Hy vọng những thông tin sẽ giúp các mẹ chọn những những bản nhạc phù hợp dành cho con trong thai kỳ. Khỏe Đẹp Cao Hơn chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOC