Thông thường khi xác định chiều cao chuẩn xác, bạn sẽ chọn đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm thương mại để đo với các dụng cụ máy móc hiện đại. Tuy nhiên, nếu muốn đo chiều cao tại nhà mà không cần máy thì phải làm sao? Hãy cùng Khỏe Đẹp Cao Hơn tìm hiểu ngay cách đo chiều cao tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Đo chiều cao là gì?
Chiều cao được xem là một trong những thước đo chuẩn xác nhất nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của một con người. Theo sự tịnh tiến của thời gian, chiều cao của con người cũng có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì từ 10 – 18 tuổi.

Đo chiều cao giúp bạn xác định tốc độ tăng trưởng đã đạt tiêu chuẩn hay chưa, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp cải thiện chiều cao nhanh chóng.
Tại sao cần đo chiều cao?
Đo chiều cao là phương pháp nhanh chóng và chuẩn xác để xác định sự phát triển của một con người. Thông thường, người ta sẽ dựa theo số liệu từ bảng chiều cao ứng với độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để làm mục tiêu phấn đấu cho chiều cao và cân nặng lý tưởng.
Đo chiều cao giúp bạn xác định chiều cao của bạn ở thời điểm hiện tại, từ đó căn cứ với số liệu chiều cao chuẩn để đưa ra nhận xét nên duy trì hay cải thiện chiều cao của cơ thể.

Không chỉ xác định được chiều cao của bản thân, việc đo lường thường xuyên giúp bạn giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe tổng quan, cũng như tốc độ tăng trưởng của xương khớp. Nhờ đó, bạn có những định hướng, mục tiêu nghề nghiệp hợp lý hơn trong tương lai khi sở hữu chiều cao vượt trội.
Cách để tự đo chiều cao chính xác?
Để có thể đo chiều cao chính xác ngay tại nhà mà không cần nhờ máy móc, bạn có thể thực hiện theo 4 cách thức sau đây:
Sử dụng bảng đo có sẵn
Các bảng đo chiều cao có thể tìm thấy và mua tại các nhà sách, siêu thị… Phần bảng đã có sẵn các con số tương ứng với từng độ cao được phân định bằng gạch ngang để người dùng đo chính xác chiều cao theo từng cột mốc từ 0 – 2m.

Trình tự các bước đo chiều cao với bảng thực hiện như sau:
– Chọn một mặt phẳng để cố định phần bảng đo chiều cao lên tường sao cho phần chân bảng chiều cao trùng khớp với chân sàn nhà.
– Cho trẻ đứng tựa lưng vào với bảng đo chiều cao, bàn chân chạm với mặt sàn nhà.
– Cho trẻ đứng thẳng lưng, nghiêm chỉnh, bố mẹ đo và kẻ vạch tính từ phần bàn chân lên đến đỉnh đầu, từ đó cho ra kết quả chiều cao hiện tại của trẻ.
Đứng tựa lưng vào tường
Đây là cách đo khá phổ biến trong nhiều gia đình, đáp ứng mức độ chính xác ở mọi lứa tuổi. Trình tự thực hiện cũng đơn giản và nhanh chóng như sau:
– Cho trẻ đứng nghiêm chỉnh, thẳng lưng dựa sát vào mặt tường.
– Phụ huynh dùng bút đánh dấu lại chiều cao của trẻ tính từ bàn chân lên đến phần đỉnh đầu.

Đo chiều cao với thước dạng dây
Bên cạnh 2 cách đo trên, bạn có thể sử dụng các loại thước dạng dây hay dạng kéo để đo chiều cao chuẩn xác. Trình tự các bước đo với dây sẽ thực hiện như sau:
– Chọn một mặt phẳng cho trẻ đứng thẳng người với phần mông và gót chân nằm trên một đường thẳng.
– Giữ một đầu của thước dây kẹp dưới ngón chân và kéo đầu còn lại của thước lên đến vị trí đỉnh đầu thì dừng lại.
– Chiều cao hiện tại sẽ được tính từ bàn chân lên với trí trị đỉnh đầu, con số dừng lại của thước dây cũng chính là chiều cao thực tế của bé.

Đo chiều cao khi nằm ngang
Ba cách đo trên sẽ áp dụng đối với trẻ đã đứng vững, người trưởng thành, vậy muốn đo chiều cao cho trẻ sơ sinh phải làm thế nào? Để đo chiều cao chuẩn xác điều kiện bắt buộc là cơ thể phải đứng thẳng, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh khi hệ thống xương còn yếu rất khó để áp dụng cách đo trên.
Đối với trẻ sơ sinh bạn có thể áp dụng phương pháp đo chiều cao khi nằm ngang với trình tự như sau:
– Đặt bé nằm ngửa người trên một mặt phẳng ngang.
– Một người sẽ giữ đầu bé chạm với đầu giường hoặc chân sàn nhà, một người khác sẽ nắm hai chân bé duỗi thẳng và đo chiều cao từ đỉnh đầu kéo xuống gót chân.
– Kết quả trên thước đo chính là chiều cao của trẻ sơ sinh hiện tại.

Cách đo chiều cao bằng thước nhanh
Song hành với các cách đo đã nêu ở trên, bạn cũng có thể thử đo chiều cao với các loại thước dưới đây:
Dùng thước dây
Để thực hiện đo chiều cao với thước dây, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và tiến hành các bước đo như sau:
– Vật dụng cần chuẩn bị bao gồm thước (thước dây, thước dài, thước khéo), bút (bút chì, bút bi hoặc phấn), quyển sách/vở.
– Chọn một mặt phẳng, trước khi đo chiều cao cởi bỏ giày dép, mũ, nón, cài tóc…
– Đứng tựa lưng vào tường, mắt nhìn thẳng, chân chạm với sàn nhà.
– Đo chiều cao từ gót chân lên đến đỉnh đầu, lấy bút đánh dấu lại vị trí vừa đo được.
– Sử dụng thước đo chiều cao từ sản nhà lên đến vị trí vừa mới đánh dấu, đó chính là chiều cao của bạn.
Dùng thước tạm
Nếu trong trường hợp cần đo chiều cao nhưng lại không có thước, bạn có thể sử dụng một số vật dụng để làm thước tạm. Một số vật dụng bạn có thể dùng như tờ tiền, tờ giấy hay giày thể thao.
Trong đó nếu lựa chọn đo bằng giấy bạn nên lưu ý, kích thước chiều dài khổ giấy A3, A4 lần lượt sẽ là 42 và 29,7cm. Đối với cách đo từ tờ tiền, kích thước sẽ được quy đổi theo mệnh giá tiền như sau:
– Tờ 10.000 đồng ~ 13,2cm.
– Tờ 20.000 đồng ~ 13,6cm.
– Tờ 50.000 đồng ~ 14cm.
– Tờ 100.000 đồng ~ 14,4cm.
– Tờ 200.000 đồng ~ 14,8cm.
– Tờ 500.000 đồng ~ 15,2cm.
Tương tự đo bằng tờ tiền, đo bằng giày thể thao cũng có các kích thước tương ứng với chiều cao như hình bên dưới:

Dùng thước đứng
Nếu sử dụng thước tạm có độ chênh lệch về chiều cao thì áp dụng thước đứng giúp bạn thu lại kết quả chuẩn xác hơn hẳn. Tuy nhiên loại thước đứng này thông thường sẽ có trong các phòng khám bệnh viện hoặc trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Trên thước đứng sẽ có các đường kẻ vạch và thanh trượt ngang. Khi đo thước đứng sẽ có các bác sĩ, y tá hoặc người giám sát đo và đọc kết quả cho bạn biết được chiều cao của bản thân.
Cách đo chiều cao khi không có thước dây
Đo chiều cao với thước kẻ
Nếu không có thước dây dài sẵn ở nhà để đo chiều cao, có thể dùng tạm thước kẻ. Tuy công đoạn đo hơi tốn nhiều thời gian, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện và thu lại kết quả như ý:
– Chọn một mặt phẳng, đứng sát vào tường phần gót chân mặt với mặt sàn nhà.
– Dùng sách hoặc tập vở để cân bằng trên đỉnh đầu, vuông góc với tường.
– Đánh dấu lại vị trí tập sách giao với mặt phẳng tường bằng bút hoặc phấn.
– Sau đó dùng thước kẻ mà bạn có sẵn tại nhà tiến hành đo từng đoạn từ gót chân cho đến vị trí đỉnh đầu đã được đánh dấu. Cộng tất cả các đoạn chiều dài lại với nhau, bạn sẽ có được chiều cao thực tế của bản thân.
Đo chiều cao với thước in ra giấy
Trong trường hợp không có dụng cụ như thước để đo, bạn có thể sử dụng tạm thước in trên giấy. Với các mẫu thước dây trên mạng có độ cao từ 30cm cho đến 2m, bạn có thể in ra và sử dụng. Sau khi in ra, bạn dùng tờ giấy in thước đo làm thước, chiều cao cũng được tính từ điểm gót chân lên đến đỉnh đầu.
Đo chiều cao với ứng dụng trên điện thoại
Với sự triển của công nghệ đã cho ra mắt nhiều ứng dụng hiện đại đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu của con người. Trong số đó có ứng dụng đo lường chính xác trên điện thoại, nếu bạn sử dụng hệ điều hành Android bạn có thể vào mục CH Play gõ trên thanh tìm kiếm ứng dụng đo chiều cao, tải về và sử dụng ngay.

Đối với người sử dụng iOS trên điện thoại Iphone, bạn có thể vào mục công cụ, chọn biểu tượng đo và tiến hành theo từng bước dẫn hướng bên trong để đo chiều cao chuẩn xác.
Tự đo chiều cao tại nhà cần lưu ý những gì?
Tự đo chiều cao tại nhà có thể đạt độ chính xác cao nếu bạn lưu ý một vài điều sau đây:
Điều chỉnh đúng tư thế khi đo
Tư thế chuẩn khi đo chiều cao chính xác nhất là đứng thẳng lưng dựa sát vào một mặt phẳng. Hai bàn chân chụm lại, giữ thẳng phần đầu gối, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi xuống hay ngẩng lên. Đối với các tư thế đứng đo không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo chiều cao.
Tuyệt đối không mang phụ kiện khi đo
Trước khi đo chiều cao bạn nên chú ý không mang các phụ kiện trên người như giày dép, mũ nón, cài tóc. Đối với các bạn nữ cột tóc cao nên thả tóc suôn xuống để kết quả đo xác thực nhất. Bởi các phụ kiện vừa nêu trên có thể “ăn gian” chiều cao của bạn từ 3 – 5 cm.
Nên đo chiều cao vào buổi sáng
Có rất nhiều bạn không biết quy tắc này và hầu hết đều đo vào các khung giờ ngẫu nhiên. Theo nhiều nghiên cứu, chiều cao được do vào buổi sáng có xác suất chuẩn nhất. Đây là khoảng thời gian các phần đĩa đệm được “giải nén” sau giấc ngủ, chiều cao được phục hồi lại như vốn có. Ngược lại, khi bạn đo chiều cao vào buổi tối có thể bị thấp đi vài cm, bởi cả một ngày dài hoạt động, đi lại, phần đĩa đệm bị tạo áp lực, đè nén khiến chiều cao bị hạ thấp.
Làm thế nào để tăng chiều cao nhanh chóng cho trẻ?
Chiều cao con người bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố là di truyền – chế độ dinh dưỡng – môi trường, thói quen sinh hoạt – vận động. Chính vì vậy muốn cải thiện chiều cao nhanh chóng và khoa học bạn cần chú ý:
Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng, đa dạng
Kết hợp cân bằng các nhóm thực phẩm là yếu tố giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bổ sung đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất xơ, khoáng chất, vitamin. Đặc biệt để phát triển chiều cao tối ưu, bạn nên chú ý tiếp nạp đủ canxi, vitamin D3, vitamin K2, Kẽm, Đồng…. Lưu ý cách thức chế biến để hấp thu trọn vẹn thành phần dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm, hạn chế chiên xào, nướng nhiều dầu mỡ và gia vị.

Tích cực vận động, tham gia các bộ môn thể dục thể thao
Vận động được xem là “đòn bẩy” vô cùng hiệu quả, kích thích và hỗ trợ các mô sụn, khớp xương được kéo dài tối đa. Bạn có thể ưu tiên lựa chọn những bộ môn hỗ trợ phát triển chiều cao như bơi lội, nhảy dây, chơi bóng rổ, cầu lông, hít xà đơn hay các bài tập giãn cơ…

Thay đổi thói quen sinh hoạt cá nhân
Các thói quen sinh hoạt xấu tuy nuông chiều theo sở thích của cá nhân, nhưng lại đang ngấm ngầm “đẩy lùi” chiều cao của bạn. Một số thói quen xấu bạn nên thay đổi ngay lập tức như thức khuya, lười vận động, ít uống nước, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc…

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ chiều cao được xem là giải pháp dinh dưỡng hiệu quả và an toàn. Đặc biệt thích hợp với nhóm đối tượng trẻ trước và trong giai đoạn dậy thì. Thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất mà cơ thể không thể hấp thụ đủ trong chế độ ăn uống. Nhờ đó, quá trình tăng trưởng, kích thích sự phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như ý.

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn các cách đo chiều cao chuẩn xác nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc về các mẹo tăng chiều cao, bài tập hỗ trợ hãy chế độ sinh dưỡng đừng ngần ngại hãy liên hệ với Khỏe Đẹp Cao Hơn nhé!

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.