Cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất

Trên thực tế, tình trạng nổi mụn cóc khi mang thai không phải mẹ bầu nào cũng sẽ bị. Nhưng chúng luôn là nỗi ám ảnh của các chị em. Bởi nếu mụn cóc nổi ở các vị trí đặc thù như bộ phận sinh dục, sẽ gây ra rất nhiều rủi ro đối với cả mẹ và trẻ. Do đó, mẹ hãy tìm hiểu kỹ những thông tin cơ bản về căn bệnh này, để có biện pháp chăm sóc và lựa chọn cách trị mụn cóc cho bà bầu phù hợp.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là bệnh da liễu, gây ra do virus HPV (Human Papilloma Virus). Nghe tới loại virus này, có lẽ chúng ta sẽ dễ liên tưởng tới các bệnh về đường tình dục. Tuy nhiên, HPV cũng có khả năng xâm nhập vào da qua những vết trầy xước. Khi vào cơ thể, loại virus này sẽ tạo thành những u nhỏ lành tính, sần sùi trên bề mặt.

Mụn cóc được tạo ra do virus HPV
Mụn cóc được tạo ra do virus HPV

Trên thực tế, mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, mụn cóc thường có xu hướng mọc tập trung trên bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Với người có sức đề kháng tốt, mụn cóc không phải bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng sẽ gây khó chịu, dễ tái đi tái lại nhiều lần và có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Virus có thể lây nhiễm khi chúng ta sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Không chỉ vậy, mụn cóc cũng tựu có khả năng lây nhiễm trên cơ thể người bệnh. Từ vị trí ban đầu, mụn cóc sẽ lây nhiễm rất nhanh sang các khu vực khác khi cào, gãi, sờ, cầm,…

Đây là bệnh phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Thông thường, bệnh rất dễ lây nhiễm ở các nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi,… Ngoài ra, những người thường xuyên nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép, dùng chung đồ dùng vệ sinh với người bệnh,… cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Dựa vào hình dạng và khu vực nổi mụn, mụn cóc sẽ được chia thành nhiều loại như sau:

– Mụn cóc thông thường: phát triển ở bàn tay, ngón tay, xung quanh tay.

– Mụn cóc dạng sợi mảnh: Thường mọc ở mắt, mũi miệng. Chúng có tốc độ phát triển rất nhanh.

– Mụn cóc phẳng: Loại mụn này thường mọc ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ.

– Mụn cóc ở chân: Loại mụn cóc thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân.

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn cóc

Khi mang thai, hệ miễn dịch của các chị em phụ nữ thường rất yếu. Do đó, nếu không cẩn thận, cơ thể các mẹ rất dễ bị virus xâm nhập. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mụn cóc khi mang thai phần lớn là do papillomavirus trong cơ thể. Các virus sẽ thừa cơ lúc sức khỏe của thai phụ yếu ớt, nhanh chóng xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, mang thai cũng là thời gian mà nội tiết của người mẹ có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi này kéo theo những tác động đáng kể về làn da.

Virus human papillomavirus (HPV) sẽ “mượn” cơ hội này xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hay vết rách trên da. Khi vào trong cơ thể, các virus sẽ nhanh chóng phát triển và tạo thành mụn cóc. Hiện nay, có hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau. Cũng có nghĩa là mẹ bầu có thể nhiễm bất kỳ loại HPV nào. Một số khu vực thường bị nhiễm mụn cóc ở thai phụ phải kể đến như: mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual, mụn cóc bàn chân.

Virus HPV sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước, vết thương hở
Virus HPV sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước, vết thương hở

Mụn cóc có thể lây nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể, hoặc từ người bệnh sang cơ thể người khác. Việc cào, nặn sẽ càng khiến mụn nhanh chóng lây lan hơn. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thói quen ngâm nước làm móng chân, da bị trầy xước, vết cắt nhưng không được chăm sóc cẩn thận cũng có khả năng nhiễm virus rất cao.

Dấu hiệu bà bầu nổi mụn cóc

Tùy theo loại mụn cóc và vị trí mọc mụn, các loại mụn cóc sẽ có những dấu hiệu điển hình như:

Mụn cóc mọc ở chân

Mụn cóc mọc ở chân thường là những nốt sẩn cứng, rất sần sùi. Chúng có thể có hình tròn, màu xám, kích thước dao động từ 2-10mm. Khi mọc lên, mụn cóc dưới chân thường gây khó chịu, đau nhói khi chạm vào.

Mụn cóc mọc ở tay

Mụn cóc mọc ở tay là những nốt sẩn cứng, nhô cao hơn bề mặt, đôi khi phải quan sát kĩ mới có thể thấy rõ chúng. Mụn thường có kích thước 1-5mm, về mặt trơn, có màu vàng nâu. Loại mụn này có khả năng lây lan rất nhanh. Nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể mọc thành những vệt dài trên da. Loại mụn này chủ yếu phủ khắp cẳng tay, lưng bàn tay, mặt và cổ.

Mụn cóc mọc ở cơ quan sinh dục

Mụn cóc ở bộ phận sinh dục có hình dạng phẳng và tương đối khó quan sát. Loại mụn này thường mọc xung quanh bộ phận sinh dục, quanh hậu môn. Đặc biệt, chúng có triệu chứng gần giống với chứng sùi mào gà khi mang thai.

Bà bầu nổi mụn cóc có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, hiện tượng nổi mụn cóc khi mang thai phần lớn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ. Tuy nhiên, các nốt mụn có kích thước lớn ở bộ phận sinh dục có thể gây ra một số rủi ro như:

– Gây khó khăn cho việc tiểu tiện, tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu.

– Mụn cóc mọc trên thành âm đạo có thể gây ức chế các mô trong quá trình sinh con.

– Mụn cóc quá lớn trong âm hộ có thể gây chảy máu kéo dài trong khi sinh. Ngoài ra, mụn cóc có thể gây ảnh hưởng tâm lý của mẹ trong quá trình hậu sản.

– Trong một vài nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, một số trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm mụn cóc sinh dục ở cổ họng. Với các bé này, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nhiều nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả?

Tuy mụn cóc không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng chúng vẫn cần được kiểm soát và điều trị đúng cách, tránh những rủi ro có thể gây ra cho mẹ và trẻ. Dưới đây là một số cách trị mụn cóc cho bà bầu mà chị em nên tham khảo:

Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ

Với các mẹ bầu bị nổi mụn cóc, đặc biệt là mụn mọc ở bộ phận sinh dục, việc tìm đến bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Khi biết được tình trạng của mẹ, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những cách thức điều trị kịp thời phù hợp để tránh nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, nếu mẹ bị mụn cóc nặng, không nên tự ý loại bỏ chúng khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Khi bị mụn cóc, mẹ hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ
Khi bị mụn cóc, mẹ hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ

Dùng phương pháp công nghệ cao

Trên thực tế, mụn cóc sẽ tiến triển từ một vài tháng cho tới một vài năm. Với các mẹ bầu khỏe mạnh, bệnh có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với một số mụn cóc lớn. Đặc biệt là mụn cóc sinh dục, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ sử dụng một số phương pháp điều trị sau:

Sử dụng Axit salicylic: Có thể nhiều người vẫn chưa biết, thành phần này không chỉ có tác dụng làm đẹp, mà chúng còn được ứng dụng rất nhiều trong điều trị da. Axit salicylic chỉ được dùng khi bác sĩ muốn loại bỏ các nốt mụn cóc quá lớn hoặc có nguy cơ trở nên nghiêm trọng. Tuy thành phần này được đánh giá có mức độ an toàn khá cao khi bôi ngoài da, nhưng để an toàn, mẹ vẫn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Phương pháp này có tác dụng làm đóng băng mụn cóc với nitơ lỏng. Áp lạnh cần nhiều kỹ thuật chuyên môn, do đó, chỉ nên để bác sĩ hoặc chuyên gia thực hiện thôi nhé.

Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ mụn cóc thường được thực hiện bằng đốt điện hoặc laser. Liệu pháp này thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên áp dụng phương pháp này. Nếu muốn thực hiện, mẹ chỉ nên áp dụng tại các bệnh viện hoặc phòng khám da liễu.

Dùng nguyên liệu thiên nhiên

Có lẽ, dùng nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp được rất nhiều chị em biết đến và áp dụng theo. Nhìn chung, phương pháp này khá dễ tìm, mức độ an toàn cũng tương đối cao. Mẹ có thể tham khảo một số nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong gian bếp dưới đây:

Giấm táo

Giấm táo là “tuyệt chiêu” được ứng dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh lý về da. Với hàm lượng acid axetic cao, giấm táo hoạt động như một BHA (axit salicylic). Chúng có khả năng phá hủy và tiêu diệt các virus gây ra tình trạng mụn cóc, khiến chúng tự rụng sau một thời gian sử dụng mà không cần can thiệp. Hơn nữa, giấm táo cũng được đánh giá cao với khả năng ngăn ngừa mụn cóc mọc mới, và “chặn đứng: khả năng quay trở lại của chúng. Để thực hiện, chị em hãy thực hiện theo công thức sau:

+) Trộn giấm táo và nước theo tỷ lệ 2:1. Khuấy lên để hai dung dịch hòa tan vào nhau;

+) Dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang, nhúng vào nước giấm táo đã hòa tan. Sau đó, đặt dung dịch này lên vị trí mọc mụn cóc. Băng vết thương bằng băng gạc hoặc băng cá nhân và để qua đêm;

+) Kiên trì thực hiện đến khi nốt mụn khô và rụng.

Tỏi

Tỏi là nguyên liệu “vàng” có khả năng kháng khuẩn, chống virus vô cùng hiệu quả được nhiều mẹ bầu tin dùng. Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị mụn cóc, tỏi còn được biết đến với khả năng trị bệnh, giảm rối loạn da, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Mẹ bầu có thể tham khảo công thức trị mụn cóc bằng tỏi như sau:

+) Ép tỏi lấy nước cốt, trộn chung với 1 muỗng dầu ô liu;

+) Thoa hỗn hợp vừa trộn lên các nốt mụn cóc, dùng băng gạc hoặc băng cá nhân cố định tầm 15-20 phút và rửa lại với nước sạch;

+) Duy trì thực hiện 2 lần/ngày để nốt mụn cóc nhanh khô.

Nha đam

Nha đam được biết đến với khả năng làm đẹp da vô cùng hiệu quả. Song song đó, nguyên liệu này cũng được đánh giá rất cao trong việc điều trị mụn cóc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong nha đam có đến 75 thành phần hoạt tính như enzyme, axit béo, vitamin, axit amin,… Các thành phần này đều có khả năng kháng viêm,kháng khuẩn, chống oxy hóa, sát trùng rất tốt. Để thực hiện việc điều trị, mẹ hãy làm theo công thức sau:

+) Rửa sạch nha đam, gọt sạch vỏ, lấy phần thịt trắng và rửa mặt với nước;

+) Dùng gel chà trực tiếp lên các nốt mụn cóc trong 5 – 10 phút. Hoặc mẹ có thể dùng băng gạc hoặc băng cá nhân bọc nốt mụn lại trong 1 giờ;

+) Duy trì thực hiện mỗi ngày để các nốt mụn cóc nhanh khô và rụng đi.

Lưu ý, hiện tại có rất nhiều phương pháp “chữa mẹo” trong dân gian. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đáng tin cậy và mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người. Để thực hiện những phương pháp này, mẹ cần đảm bảo các nốt mụn không bị xước, tróc hoặc tổn thương. Nếu trong trường hợp các nốt mụn cóc ngày càng trầm trọng hơn, chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý cắt hoặc tác động vật lý đến chúng.

Trị mụn cóc cho bà bầu cần lưu ý gì?

Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu điều trị mụn cóc:

– Mụn cóc là bệnh lý gây ra do virus HPV. Cũng có một số bệnh sẽ tự khỏi hẳn, tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi người bệnh có hệ miễn dịch tốt. Phần còn lại vẫn có thể khỏi, nhưng sẽ có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Càng để lâu, bệnh càng có khuynh hướng lây lan ra các khu vực xung quanh. Đặc biệt, mụn cóc ở khu vực sinh dục có thể gây nguy hiểm. Do đó, mẹ nên theo dõi và điều trị sớm, không để tình trạng bệnh nặng thêm.

– Bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: rau củ và trái cây;

– Không nên ăn các thực phẩm có thể khiến mụn cóc trầm trọng hơn như: đồ ăn cay nóng, nếp, các loại trứng, thịt gà, chất kích thích, rau muống,…;

– Không cố gắng tỉa, cắt cạo, gạo khu vực mụn cóc để tránh trường hợp virus lây lan;

– Tuyệt đối không dùng dụng cụ cắt móng, cắt trên mụn cóc rồi tiếp tục dùng trên móng tay khỏe mạnh;

– Không cắn móng tay nếu xung quanh xuất hiện các nốt mụn;

– Luôn giữ bàn tay sạch sẽ, khô ráo;

– Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc;

– Chọn giày dép, quần áo rộng rãi, thoải mái. Luôn giữ quần áo sạch sẽ. Không để cho virus có môi trường phát triển;

– Thay đổi giày, vớ hàng ngày. Luôn để giày khô hẳn sau mỗi lần đi. Không đi vớ của người khác;

– Có thể dùng bọt nhám chà lên bề mặt mụn để chúng giảm bớt kích thước và độ sần sùi. Tuy nhiên, chỉ chà mẹ nhàng, không cố gắng chà mạnh khiến da bị tổn thương, mụn cóc lây lan nhanh hơn.

Không tự ý cắt, chà xát hoặc cạy mụn cóc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ
Không tự ý cắt, chà xát hoặc cạy mụn cóc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ

Dr Mommy phòng khám chuyên trị mụn cho bà bầu

Trên thực tế, nếu mẹ đang bị mụn cóc. Tốt nhất, các chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Tình trạng mụn cóc khi mang thai không phải vấn đề quá đáng ngại. Tuy nhiên, việc kiểm soát mức độ phát triển của chúng trong thai kỳ là điều luôn cần thiết.

Còn nếu chị em đang mắc các vấn đề về da khi mang thai. Điển hình như mụn trứng cá hoặc sạm nám, các mẹ hoàn toàn có thể tìm đến những phòng khám da liễu để điều trị. Tại những phòng khám da liễu, các bác sĩ sẽ kiểm tra và giúp mẹ tìm ra được nguyên nhân khiến da mẹ gặp phải vấn đề trên. Từ đó, có những phương pháp phù hợp để điều trị ngay trong thai kỳ.

Và Dr. Mommy là một trong những phòng khám được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Đây là mô hình phòng khám da liễu tiên phong chuyên dành cho phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh. Phòng khám mang sứ mệnh đặc biệt, đó là giúp các chị em bầu bì có một làn da căng mịn và khỏe mạnh nhất có thể; để các mẹ luôn tự tin và an tâm hơn trong thời gian thai nghén.

Để nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn Mẹ Bầu, Dr. Mommy luôn nỗ lực mỗi ngày nhằm đảm bảo 6 tiêu chuẩn dưới đây.

– Điều trị mụn chuyên sâu

– Ưu tiên an toàn, song song cùng kết quả điều trị

– Cá nhân hóa phương pháp điều trị cho từng khách hàng

– Cam kết chỉ dùng các sản phẩm tiêu chuẩn cao

– Chi phí điều trị mụn hợp lý, tiết kiệm chi phí

– Tận tâm cho đến khi Mẹ hết mụn

Hiện nay, Dr. Mommy vẫn đang duy trì chương trình trị mụn buổi đầu với giá chỉ 699k. Chị em hãy nhanh tay liên hệ ngay hotline 0931462628 – 0906943438 – 0902752628; hoặc đến địa chỉ phòng khám tại: 101A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Phú Nhuận, TP.HCM (P12 cũ) để được đặt lịch hẹn khám cùng Bác sĩ nhé.

Cách ngăn ngừa tình trạng nổi mụn cóc khi mang thai

Ngoài những cách trị mụn cóc cho bà bầu và lưu ý trên, chị em cần nắm thêm một số điều sau để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn cóc khi mang thai:

– Tránh tiếp xúc với các khu vực ẩm ướt. Hạn chế đi chân trần ở những nơi ẩm ướt công cộng như: hồ bơi, phòng tắm công cộng, đất ướt,…

– Không tiếp xúc gần với những người bị mụn cóc, không chạm vào các nốt mụn cóc của người bệnh.

– Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

– Nếu trong gia đình có người bị mụn cóc. Mẹ hãy cố gắng không tiếp xúc gần, không dùng chung đồ cá nhân, luôn vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi chạm vào các đồ vật bắt buộc dùng chung.

– Khi đi làm móng tay, móng chân, chị em không nên ngâm nước quá lâu. Nên đem theo bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm bệnh.

– Để tránh mụn cóc sinh dục, mẹ hãy hạn chế việc quan hệ bằng miệng, hậu môn. Trong trường hợp phát hiện bạn đời bị mụn cóc, hãy tạm thời ngừng việc quan hệ khi mang thai.

– Trước khi áp dụng các bất kỳ phương pháp tự nhiên nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề cách trị mụn cóc cho bà bầu. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ góp phần giúp chị em ngăn chặn bệnh kịp thời và hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOC