Thời kỳ sau sinh hay còn gọi là hậu sản nằm trong giai đoạn 6 tuần tính từ ngày sinh nở. Việc chăm sóc sau sinh sẽ là một quá trình quan trọng, kéo dài liên tục với sự kết hợp của nhiều phương pháp nhằm đem lại sự chăm sóc toàn diện cho Mẹ bỉm, với mục đích phục hồi hậu sản nhanh nhất, tránh các biến chứng từ vết khâu, vết mổ, hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của quá trình sinh nở đến sức khỏe của Mẹ và Bé.
Hậu sinh nở, cơ thể người Mẹ sẽ thay đổi như thế nào?
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ gặp nhiều thay đổi lớn để bước vào quá trình hồi phục cũng như bắt đầu thiên chức làm mẹ. Một trong số những thay đổi có thể kể đến là:
– Cân nặng sụt giảm: Sau khi Bé yêu chào đời, cơ thể của người Mẹ sẽ ngay lập tức mất đi trọng lượng của thai nhi, bánh nhau, nước ối… Theo ước tính, trung bình người phụ nữ sẽ sút cân từ 0,5 – 1kg mỗi tháng trong giai đoạn 6 tháng sau sinh vì cơ thể đào thải sản dịch, chất béo được đốt cháy nhanh hơn cùng với quá trình tiêu hao năng lượng khi cho con bú.
– Đau mỏi tê buốt: tình trạng đau vai gáy, mỏi cổ, lưng, cánh tay, tê buốt các ngón tay, ngón chân khá phổ biến.
– Ngực căng tức và chảy sữa: trong quá trình tạo sữa cho bé, phần mô tuyến sữa bị phù nề khiến ngực nặng nề, căng tức hoặc nóng ran. Đây là một quá trình hết sức bình thường, Mẹ có thể không cần lo lắng.
– Có máu và dịch từ âm đạo: máu, dịch tiết và các mô thừa sau sinh hay còn gọi là sản dịch sẽ được thải ra nhiều nhất trong những ngày đầu hậu sinh nở, và sẽ dần nhạt màu sau 1-3 tuần.
Khi nào Mẹ bỉm cần gặp bác sĩ hoặc nhập viện để theo dõi?
Quá trình mang thai và sinh nở trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động và có khả năng làm tổn thương hệ sàn chậu, đặc biệt là đối với những ca sinh khó, có sử dụng dụng cụ đỡ (kềm, giác hút), thai lớn sinh qua ngả âm đạo… Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, việc thăm khám đánh giá chức năng sàn chậu sau sinh có thể được thực hiện trong vòng 2 – 3 ngày trước khi Mẹ được xuất viện về nhà hoặc vào thời điểm 1 tháng, 3 tháng sau sinh.
Mẹ cũng cần tái khám với Bác sĩ sản khoa trong thời gian 12 tuần sau sinh nhằm đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe để phòng ngừa các biến chứng như viêm nhiễm, băng huyết, sa tử cung. Các xét nghiệm thăm khám này thường gồm kiểm tra vết mổ hoặc vết khâu, đo cân nặng, huyết áp, siêu âm tử cung và vú,… Bác sĩ sản khoa cũng sẽ cùng Mẹ thảo luận về cách chăm sóc trẻ, khoảng cách sinh con an toàn, biện pháp tránh thai và sức khỏe tinh thần của Mẹ.

Ngoài ra, có một số tình trạng mà khi gặp phải Mẹ cần được nhập viện điều trị hoặc cấp cứu ngay:
Băng huyết hay chảy máu ồ ạt
Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất trong vòng 24 tiếng sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở sản phụ hoặc gây ra tình trạng ngất xỉu, choáng váng, tụt huyết áp, mạch nhanh, tay chân lạnh, vã mồ hôi… Người nhà sản phụ cần thông báo ngay và đưa sản phụ đi cấp cứu khi gặp tình trạng chảy máu nhiều sau khi sinh và sổ nhau đi kèm với những triệu chứng trên.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Một số loại vi khuẩn có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E. Coli và một số loại vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, Bacteroides… gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Con đường lây lan vi khuẩn có thể là do dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật can thiệp mổ lấy thai, những người xung quanh hoặc chính cơ thể của sản phụ.
Trầm cảm sau sinh
Dù không phải một bệnh lý cần can thiệp cấp cứu y tế, trầm cảm sau sinh cũng đem lại những nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần của Mẹ hoặc gây ra hậu quả đau lòng nếu không được phát hiện kịp thời. Theo những chuyên gia tâm lý, sau khi sinh là thời điểm cơ thể người phụ nữ gặp nhiều thay đổi về nội tiết tố, giờ giấc sinh hoạt, thể tích máu, huyết áp, sức đề kháng… dẫn đến cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, buồn chán, suy nhược, ít hoặc mất sữa, hay lo lắng và bất ổn hành vi tâm lý.
Kinh nghiệm chăm sóc Mẹ sau sinh khoa học nhất
Theo thống kê, ước tính 10 phụ nữ và trẻ sơ sinh thì có hơn 3 trường hợp không được chăm sóc sau sinh. Vì là một quá trình quan trọng nên chăm sóc cho phụ nữ sau sinh cần rất nhiều nỗ lực của bản thân Mẹ bỉm, gia đình và các y bác sĩ sản khoa.

Vệ sinh cơ thể
Cơ thể mẹ sinh thường cần được vệ sinh sạch sẽ sau 24 giờ sinh bằng nước ấm, với lưu ý không nên tiếp xúc nước quá lâu. Sau sinh từ 3 – 4 ngày, mẹ đã có thể tắm gội bằng nước ấm trong một phòng tắm kín gió.
Đối với Mẹ sinh mổ, có thể lau người với nước ấm hoặc tắm nhanh, sau đó lau khô toàn thân và lau vết mổ nhẹ nhàng. Mẹ cần lưu ý không được bôi bất kỳ thuốc hoặc dung dịch nào ngoài chỉ định của bác sĩ, không băng kín vết mổ để tránh áp xe. Thông thường vết mổ sẽ lành từ 3 – 5 ngày, nếu bác sĩ may bằng chỉ tiêu thì không cần cắt chỉ.
Mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh và giữ vệ sinh tầng sinh môn trong thời gian đầu hậu sản. Không thụt rửa, đặt bất cứ vật gì trong âm đạo và nên thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh nhiễm trùng
Theo dõi sản dịch và sự co tử cung
Trong vài tuần đầu sau sinh, Mẹ sẽ thấy sự xuất hiện của chất dịch chứa hồng cầu, các mô và dịch cơ thể trong quá trình mang thai (gọi là sản dịch) chảy ra ngoài. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh, sau đó chuyển màu dần từ hồng sang nâu sẫm trắng vào khoảng ngày thứ 9 đến tuần thứ 3 sau khi sinh. Đây là một hiện tượng đào thải khá bình thường.
Sau khi làm tốt vai trò kéo dãn để làm tổ và nâng đỡ thai nhi trong bụng mẹ, tử cung và các cơ sẽ co chặt lại thành một khối để dần trở về kích thước ban đầu. Quá trình này sẽ gây ra những cơn co thắt, đôi khi khá khó chịu cho các Mẹ bỉm. Trường hợp đau đơn nhiều, sản dịch màu sẫm kèm dịch nhầy, Mẹ cần quay lại bệnh viện thăm khám để loại trừ nguyên nhân sót nhau.
Chăm sóc vú
Dù có cho con bú hay không, Mẹ vẫn cần giữ cho đầu vú sạch và thường xuyên vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, Mẹ nên cho con bú sớm sau sinh (khoảng 30 phút) để kích thích tiết sữa non và co hồi tử cung tốt hơn, giúp nhanh chóng phục hồi sau sinh. Trong trường hợp Mẹ bị tắc tia sữa, cần kiên nhẫn cho bé bú nhiều lần, massage nắn nhẹ kết hợp chườm lạnh hoặc dùng máy hút, tránh tình trạng sữa không được giải phóng gây tắc nghẽn ống dẫn và áp xe vú.
Giảm đau
Để làm dịu cơn đau do vết khâu tầng sinh môn hoặc vết khâu mổ, bác sĩ có thể đề nghị chườm nóng kết hợp sưởi ấm, sử dụng một số thuốc an toàn cho Mẹ cho con bú, chứa ibuprofen (Advil, Motrin…), acetaminophen (Tylenol,..) hoặc các hợp chất khác để giảm đau.
Chế độ vận động, nghỉ ngơi
Vận động sớm sau sinh rất cần thiết giúp mẹ hồi phục tốt, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, Mẹ cần tránh các hoạt động mạnh mất sức, thay vào có thể cân nhắc một số tư thế thư giãn, vận động nhẹ nhàng như bước xuống giường, đi lại với cường độ thấp để sinh hoạt trong phòng. Vận động sớm có ý nghĩa giúp tránh ứ đọng sản dịch dễ dẫn đến nhiễm trùng, tránh tình trạng thuyên tắc mạch chi dưới, tăng cường sự hoạt động của ruột. Tuy nhiên nếu trước đó mẹ phải mổ lấy thai hoặc mất một lượng máu lớn khi sinh, cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và nhận được sự quan tâm chăm sóc từ những người thân yêu. Mẹ nên ngủ từ 8 – 9 tiếng để phục hồi năng lượng, hỗ trợ tiết sữa tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng căng thẳng sau sinh.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh
Sinh con tiêu tốn rất nhiều sức lực và tinh thần của người phụ nữ. Sau quá trình gian nan và thử thách này, Mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học với đủ các nhóm chất nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi sức khỏe và tạo sữa. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh, Mẹ không nên ăn gì để tránh gặp tình trạng sốc phản vệ, sau đó dần ăn các thức ăn từ lỏng đến đặc. Mẹ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế các loại gia vị kích thích, loại bỏ trà, cà phê để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa… Thực đơn hàng ngày của Mẹ nên được chế biến kỹ, chọn nguồn thực phẩm sạch, tăng cường dinh dưỡng từ 4 nhóm chất:
– Chất bột đường (carbohydrate);
– Chất đạm (protein);
– Chất béo (lipid);
– Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Chăm sóc sau sinh đối với làn da và vóc dáng
Chăm sóc da
Thời kỳ mang thai và sinh nở trải qua nhiều giai đoạn như ốm nghén, phù nề, nổi mụn, tăng cân… dễ làm làn da của chị em bị tổn thương hoặc trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Đây cũng là thời điểm Mẹ bỉm cần đặc biệt cân nhắc vì những loại mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp có thể đi qua đường máu gây ảnh hưởng đến Bé yêu. Để hạn chế tối đa rủi ro cho sức khỏe Mẹ và Bé, cần lựa chọn những thương hiệu mỹ phẩm uy tín, an toàn, thuần hữu cơ để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch và quy trình sản xuất không hóa chất, tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ từ những cơ quan chính phủ như USDA, ACO.
Một số gợi ý của Mỹ Phẩm Bà Bầu để Mẹ phục hồi làn da sau sinh:
Combo Dưỡng sâu, siêu phục hồi từ tế bào gốc gồm bộ đôi sản phẩm với công nghệ tế bào gốc hữu cơ STEM CELLULAR™ độc quyền đã được hãng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ:
1. Tinh chất tái tạo chống lão hoá Juice Beauty Stem Cellular Booster Serum (30ml) giúp tối ưu hóa tác dụng của dưỡng ẩm, chuẩn bị cho lớp da hấp thụ chất chống oxi hóa. Hỗn hợp hòa quyện từ tế bào gốc trái cây và vitamin C chiết xuất từ nước ép trái cây giàu chất tái tạo, cải thiện sắc tố và độ sáng của da. Sản phẩm cung cấp đầy đủ các axit béo cần thiết với tác dụng chống oxi hóa mạnh từ hạt hoa anh thảo, hạt lanh và hoa lưu ly.
2. Kem dưỡng sáng da chống lão hóa hữu cơ Juice Beauty Stem Cellular Anti-Wrinkle Moisturizer (50ml) giúp tái tạo, cấp nước giúp da căng mịn săn chắc, chống oxy hóa mạnh mẽ với tinh dầu hoa da anh thảo, hạt lanh và hạt cây lưu ly. Vitamin C có trong sản phẩm sẽ làm đều màu da và cải thiện rõ rệt độ sáng da.
Combo Suối nguồn tươi trẻ: Sáng da, nâng cơ, giảm nhăn là bộ ba tinh chất nước thần – sản phẩm đình đám nhà Mukti giúp sửa chữa mọi vấn đề về da:
1. Tinh Chất Nước Thần Tăng Cường Vitamin A Làm Sáng Và Tái Tạo Da Mukti Vital A Elixir (30ml) giúp mẹ sau sinh lấy lại làn da tươi trẻ sáng đẹp, chống lại các dấu hiệu lão hóa hiệu quả nhờ các hoạt chất có khả năng tái tạo collagen, giúp làm sáng màu da, ngăn ngừa ezyme phá vỡ collagen trên da và chống oxy hóa mạnh mẽ.
2. Tinh Chất Nước Thần Tăng Cường Vitamin B Tái Tạo Tổn Thương, Mờ Thâm Mụn Mukti Vital B Elixir (30ml) giúp hồi phục các tế bào hư tổn sau mụn, giảm thâm, giảm viêm, tăng độ đàn hồi và tươi trẻ cho làn da Mẹ bỉm. Da lấy lại được vẻ tươi trẻ và đều màu hơn, củng cố sức đề kháng giúp da chống lại các tác nhân gây mụn tái phát bên ngoài.
Tinh Chất Nước Thần Tăng Cường Vitamin C Sáng Da, Phục Hồi và Ngăn Ngừa Lão Hóa Mukti Vital C Elixir (30ml) hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình hồi phục làn da mẹ bỉm sau sinh với những vấn đề về mụn, da hư tổn, duy trì sức khỏe làn da. Cung cấp độ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da.
Chăm sóc bụng
Chế độ ăn uống, tập luyện sẽ góp phần giúp Mẹ xử lý các vết rạn, da bụng chảy xệ hay mỡ thừa, giúp làn da được săn chắc lại, cơ bụng cũng được kéo về và hiện đường nét rõ hơn.

Đối với Mẹ sinh mổ, sau khi vết mổ lành, Mẹ nên sử dụng một số loại kem mờ sẹo trong 6 tháng đầu để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu muốn có làn da bụng căng mịn sau sinh, Mẹ đừng quên sử dụng thêm các dòng kem dưỡng ẩm để giúp da mềm, tăng thêm độ đàn hồi hơn. Các loại kem bôi chống rạn cũng sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sự tự tin.
Theo gợi ý từ chuyên gia của Mỹ Phẩm Bà Bầu, Gel Ngừa Và Trị Rạn Da Stratamark là sản phẩm đến từ Thụy Sĩ có tác dụng trị rạn da trong y khoa đầu tiên và duy nhất hiện nay được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận dùng trong y khoa, được các bác sĩ và dược sĩ tin dùng, với những công dụng tuyệt vời như sau:
– Ngăn ngừa vết rạn khi mang thai hoặc tăng trưởng nhanh (tăng cân đột ngột).
– Làm mềm, tái tạo và tổng hợp các tế bào sợi giúp tái tạo và phục hồi các vết rạn lâu ngày, làm phẳng các vết rạn trên da. Hiệu quả điều trị lên đến 90% – 95% (cho vết rạn tím/đỏ).
– Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn CEII (tiêu chuẩn cao nhất cho ngành dược), an toàn kể cả bà mẹ mang thai và người nuôi con bằng sữa mẹ.
– Giảm đỏ và sự đổi màu liên tục liên quan đến rạn da. Làm giảm, có thể cắt cơn ngứa và khó chịu do rạn da.
Những lưu ý quan trọng mà mẹ sau sinh cần thuộc nằm lòng
Tư thế nằm nào là tốt nhất sau khi sinh thường, sinh mổ?
– Sinh thường: tư thế nằm tốt nhất sau khi sinh thường là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên để không tạo áp lực lên vết khâu. Tuy nhiên, Mẹ cần tránh nằm ngửa nếu đang gặp vấn đề về huyết áp
– Sinh mổ: với những mẹ sinh mổ, tư thế nằm nghiêng sẽ giúp cho vết mổ không bị căng tức, tuần hoàn máu được tốt hơn và không gây khó chịu trong suốt giấc ngủ.
Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ vợ chồng trở lại?
Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất 2 tháng đầu nên tránh tuyệt đối chuyện gần gũi chồng. Nếu quan hệ vợ chồng quá sớm khi còn sản dịch hoặc khi cơ thể chưa hồi phục sẽ gây ra các tổn thương cho cơ quan sinh dục, khiến cơ thể dễ nhiễm trùng, mắc bệnh. Thời điểm tốt nhất để quan hệ sau sinh là 3 tháng trở lên vì lúc này tử cung đã co lại, vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ bắt con cũng lành hẳn, hạn chế viêm nhiễm.
Phòng tránh mang thai sau sinh
Nhằm đảm bảo cơ thể được hồi phục hoàn chỉnh, cung cấp đủ sắt, và dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi, Mẹ nên trì hoãn việc mang thai lần tiếp theo, tốt nhất là trong thời gian 2 năm sau khi sinh bé trước. Do đó trong thời gian này, Bố Mẹ nên cân nhắc một số hình thức tránh thai quen thuộc và khoa học như dùng bao cao su, đặt vòng, cấy que, uống thuốc tránh thai. Không nên nghĩ rằng khi cho con bú không thể có thai mà quan hệ không phòng tránh Mẹ nhé!

Lưu ý sau khi sinh mổ
Tỷ lệ gặp biến chứng nghiêm trọng trong lần mang thai tiếp theo của Mẹ sinh mổ thường cao hơn nhiều so với khi sinh thường. Rủi ro này cũng tỷ lệ thuận với số lần đẻ mổ: càng có nhiều lần sinh mổ, nguy cơ bệnh lý rau cài răng lược, thai làm tổ vết mổ sẽ cao hơn. Mẹ cũng có khả năng rách mở dọc tử cung theo đường sẹo mổ trước đó (vỡ tử cung) khi mang thai trên vết mổ cũ.
Ngoài ra, còn có các biến chứng hậu phẫu cần nhập viện điều trị ngay đối với Mẹ sinh mổ:
– Sốc phản vệ hoặc phản ứng với thuốc gây mê
– Đông máu và tắc nghẽn mạch máu ở chân hoặc các cơ quan vùng chậu (huyết khối tĩnh mạch sâu)
– Chấn thương bàng quang, ruột, các mô lân cận… trong lúc mổ lấy thai.
Sản phụ có được xem tivi, sử dụng điện thoại, iPad hay máy tính không?
Mẹ chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử khi thật sự cần thiết ngay sau khi sinh và trong thời gian đầu nuôi con, bởi các thiết bị này có thể gây ra một số tác hại không mong muốn, bất lợi cho sức khỏe của Mẹ và Bé như nhiễm bức xạ ảnh hưởng đến não bộ và thị lực trẻ, mắt hay bị mỏi và mờ khi nhìn những vật xung quanh… Hơn nữa, Sản phụ sau sinh cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi phục hồi hơn là liên lạc với người thân qua thiết bị điện tử.

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.