9 tuổi là thời điểm trẻ sắp sửa bước vào giai đoạn dậy thì. Duy trì các thói quen tốt cùng cân nặng và chiều cao hợp lý, trẻ sẽ đạt được tốc độ phát triển tối đa ở mỗi độ tuổi. Vậy chiều cao cân nặng trẻ 9 tuổi là bao nhiêu?
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ 9 tuổi
Theo nghiên cứu, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong mỗi giai đoạn và cuối cùng là chiều cao khi trưởng thành. Trong đó, 4 yếu tố di truyền, dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ là quan trọng nhất.
– Di truyền (23%): Tiền sử gia đình rất quan trọng và chiều cao của trẻ cũng được quyết định một phần bởi yếu tố này. Một số căn bệnh cũng có thể di truyền thông qua gen như hội chứng turner, hội chứng down,…

– Dinh dưỡng (32%): Dinh dưỡng kém hoặc rối loạn chuyển hóa có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể khai thác tối đa những điểm mạnh của di truyền.
– Vận động (20%): Trẻ cần vận động thường xuyên để xây dựng xương, cơ và phát triển các kỹ năng vận động. Vận động còn giúp trẻ duy trì được cân nặng hợp lý để phát triển chiều cao.
– Giấc ngủ và môi trường (25%): Theo nghiên cứu, hàm lượng hormone tăng trưởng được tiết ra khi ngủ sẽ cao nhất trong ngày. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyên cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm.
Ngoài 4 yếu tố quan trọng phía trên, vẫn còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ 9 tuổi như bệnh tật, nội tiết tố, giới tính,…
Kiểm tra chiều cao cân nặng của trẻ hàng tháng
Cha mẹ nên chú ý kiểm tra chiều cao cân nặng của trẻ hàng tháng nhằm đảm bảo sự phát triển liên tục của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. Dưới đây là tốc độ phát triển chiều cao của trẻ 9 tuổi trong từng tháng theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
Bé trai | 132.6 | 133 | 133.4 | 133.9 | 134.3 | 134.7 | 135.2 | 135.6 | 136.1 | 136.5 | 136.9 | 137.3 |
Bé gái | 135.5 | 133 | 133.5 | 134 | 134.5 | 135 | 135.5 | 136.1 | 136.6 | 137.1 | 137.6 | 138.1 |
Có thể thấy, chiều cao của trẻ 9 tuổi tăng lên trong từng tháng và trung bình có thể tăng khoảng 4, 5cm trong một năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ qua từng tháng có thể cao hơn hoặc thấp hơn, quan trọng nhất là trẻ vẫn phát triển liên tục và đạt được chiều cao trung bình ở độ tuổi này.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn trẻ 9 tuổi
Để xác định chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi, một lần nữa, cha mẹ có thể dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi của WHO.
Thời điểm | NAM | NỮ | ||
Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |
6 tuổi | 116 | 20.6 | 115.4 | 19.9 |
7 tuổi | 121.7 | 22.9 | 120.8 | 22.4 |
8 tuổi | 127.3 | 25.6 | 126.6 | 25.8 |
9 tuổi | 133.3 | 28.6 | 132.5 | 28.1 |
10 tuổi | 138.4 | 32.0 | 138.6 | 31.9 |
Dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi phía trên, cha mẹ có thể xác định được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 9 tuổi. Theo đó:
– Bé trai 9 tuổi cao 133.3cm và nặng 28.6kg được xem là đạt chuẩn.
– Bé gái 9 tuổi cao 132.5cm và nặng 28.1kg được xem là đạt chuẩn.
Từ sau 9 tuổi trở đi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn tiếp theo, nếu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao đều được khai thác theo hướng tích cực, chiều cao của trẻ có thể tăng khoảng 7, 8 cm, thậm chí là 10cm mỗi năm.

Làm thế nào để trẻ 9 tuổi có thể phát triển chiều cao cân nặng chuẩn?
Để trẻ 9 tuổi có thể phát triển chiều cao cân nặng với tốc độ tối đa, cha mẹ có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Trẻ 9 tuổi cần năng lượng và chất dinh dưỡng từ một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Kết hợp nhiều loại thực phẩm tự nhiên là cách giúp trẻ nhận được những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
– Các vitamin cần bổ sung: Vitamin D, vitamin K, vitamin C, phức hợp vitamin B (B1, B2, B6, B12).
– Các khoáng chất cần bổ sung: Canxi, kẽm, magie, photpho, sắt.
– Các nhóm chất thiết yếu: Chất đạm, chất béo, tinh bột.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nắm được một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ như sau:
– Cho trẻ ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ quả khác nhau mỗi ngày.
– Có thể thay thế tinh bột chuyển hóa nhanh bằng tinh bột chuyển hóa chậm như gạo lứt, yến mạch, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Cha mẹ có thể cung cấp đạm cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như cá, trứng, thịt, một số loại đậu. Đặc biệt, hãy cho trẻ ăn 2 phần cá mỗi tuần; trong đó có ít nhất 1 phần là cá béo (cá hồi, cá thu,…).
– Cho trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể xen kẽ sữa và thức uống dinh dưỡng nhưng cần chú ý hàm lượng phù hợp.
Thể thao vận động cơ thể
Hoạt động thể thao giúp trẻ phát triển hệ xương và tăng cường sức khỏe cơ. Đó là một phần quan trọng giúp tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi và duy trì sức khỏe tổng thể. Trẻ 9 tuổi nên tập thể thao vận động cơ thể tối thiểu 60 phút mỗi ngày với các môn thể thao khác nhau như bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, chơi bóng đá, bóng chuyền hoặc bóng rổ, đạp xe đạp,..

Cha mẹ có thể tham khảo và cho trẻ tập luyện theo lịch trình sau đây:
– 15 phút buổi sáng: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, nhảy dây.
– 45 phút buổi chiều: Tập các môn thể thao tác động mạnh hơn như bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lồng…
– 15 phút buổi tối (trước khi ngủ): Thực hiện các bài kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng.
Thay vì cho trẻ tập luyện độc lập, cha mẹ cũng có thể khuyến khích tham gia các câu lạc bộ thể thao. Điều này vừa giúp trẻ chuyên cần tập luyện vừa phát triển kỹ năng xã hội.
Ngủ đúng giờ giấc
Giấc ngủ là một phần thiết yếu của lối sống lành mạnh. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên ngủ đủ giấc sẽ phát triển vượt bậc về chiều cao, hành vi, khả năng chú ý, học tập và trí nhớ. Ngược lại, giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, cao huyết áp, béo phì, thậm chí là trầm cảm.
Theo khuyến nghị của The National Sleep Foundation, trẻ 9 tuổi nên có giấc ngủ bắt đầu từ 22 giờ và kéo dài liên tục 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, thời lượng giấc ngủ cũng có thể thay đổi cho phù hợp với sinh hoạt của trẻ.
Ngủ đủ giấc theo khuyến nghị cùng như duy trì một lịch trình ngủ – thức đều đặn là rất quan trọng. Nếu trẻ duy trì giấc ngủ trong 9 – 12 tiếng nhưng lại có thói quen ngủ rất muộn và sau đó thức dậy vào buổi trưa thì những lợi ích từ giấc ngủ vẫn không được khai thác.
Thiết lập một số thói quen tốt trước khi ngủ có thể giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn:
– Điều chỉnh ánh sáng nhẹ nhàng, tạo không gian yên tĩnh.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
– Không cho trẻ uống cà phê, ăn đồ ăn gây đầy bụng.
– Nên tắm nước ấm, ăn hạt hoặc thực hiện bài tập kéo giãn cơ thể.

Bổ sung thực phẩm chức năng
Cho trẻ bổ sung thực phẩm chức năng để tăng chiều cao không phải là điều quá xa lạ. Ở các nước phát triển, đây được xem là cách chăm sóc con hiện đại và tiện lợi. Ý nghĩa đằng sau những sản phẩm hỗ trợ là bổ sung các dưỡng chất mà chế độ ăn uống chưa đáp ứng được.
Để tối ưu khả năng phát triển chiều cao cho trẻ 9 tuổi bằng cách bổ sung thực phẩm chức năng, cha mẹ đừng bỏ qua 5 gạch đầu dòng quan trọng sau:
– Chọn sản phẩm có thành phần tối ưu như Canxi, Collagen type 2, vitamin D, vitamin K, kẽm, các loại axit amin.
– Cho trẻ sử dụng đều đặn mỗi ngày, đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể thao và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Trẻ cần tránh xa những thói quen nào ảnh hưởng chiều cao cân nặng?
Một số thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, cha mẹ nên chú ý hạn chế những điều sau đây:
Chất kích thích
Trẻ 9 tuổi thường không hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích, tuy nhiên chúng có thể bị ảnh hưởng bởi người thân. Hít khói thuốc lá cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và cơ thể. Trong khi đó, có người thân sử dụng chất kích thích cũng có thể khiến trẻ phát triển “méo mó” về nhận thức.
Thức khuya
Giấc ngủ có sức ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chiều cao và cân nặng. Chính vì vậy, tác hại của việc ngủ không đủ giấc cũng rất lớn, không chỉ cho chiều cao mà còn là sức khỏe:
– Suy giảm sức khỏe thể chất, tăng khả năng nhiễm bệnh.
– Làm suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, suy giảm chức năng não.
– Thiếu ngủ có thể tăng nguy cơ trầm cảm và tỷ lệ tự tử.
Nạp quá nhiều năng lượng
– Quá nhiều năng lượng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài:
– Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương, tăng khả năng mắc các bệnh về xương.
– Quá nhiều năng lượng có thể dẫn đến nguy cơ táo báo.
– Tạo thói quen ăn uống không lành mạnh khiến chế độ dinh dưỡng mất cân bằng.
– Suy giảm mức độ tập trung, thiếu tỉnh táo và dễ thay đổi tâm trạng.
– Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Đi đứng sai tư thế
Khi trẻ đi đứng sai tư thế trong thời gian dài có thể gây đau, làm xói mòn xương và kìm hãm sự phát triển chiều cao. Khi trẻ hình thành thói quen tư thế xấu, hậu quả có thể lâu dài. Tư thế sai có thể khiến tủy sống thay đổi hình dạng, tạo cơn đau mãn tính và ảnh hưởng đến sự cân bằng. Tư thế không tốt cũng ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể và có thể liên quan đến giãn tĩnh mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Như vậy, chiều cao cân nặng trẻ 9 tuổi là 133.3cm – 28.6kg đối với bé trai và 132.5cm – 28.1kg đối với bé gái. Đây cũng là thời điểm trẻ sắp sửa bước vào giai đoạn dậy thì, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến các yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao để giúp con đạt được tốc độ phát triển tối đa. Nếu cần giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn về cách tăng chiều cao, cha mẹ có thể liên hệ với khỏe đẹp cao hơn để sớm nhận được lời hồi đáp.
Tham khảo thêm: Trẻ 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.