Đeo tạ chân có tăng chiều cao hay không? Nên đeo loại tạ nào

Bất kì bộ môn thể thao nào nếu được tập luyện khoa học và hợp lý đều có tác động tích cực đến hệ vận động. Tuy nhiên, khi sử sử dụng tạ chân để tập luyện với mục đích tăng chiều cao, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng để tránh chấn thương. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Chăm Sóc Sức Khỏe để lập luyện cùng tạ chân thật an toàn và hiệu quả nhé.

Đeo tạ chân có tăng chiều cao hay không
Đeo tạ chân có tăng chiều cao hay không

Đeo tạ chân có hỗ trợ tăng chiều cao hay không?

Mỗi người chúng ta sinh ra với thể trạng và sức khỏe xương khớp không tương đồng nhau. Với nhóm người có xương khớp chưa đủ sức mạnh, việc đeo tạ chân sẽ hỗ trợ để xương khớp và bắp chân phát triển tốt hơn.

Hệ vận động ở người gồm phần thụ động (xương) và phần vận động (cơ). Cơ và xương là sự liên kết mật thiết để giúp con người thực hiện những hoạt động sống mỗi ngày. Cơ co giãn là yếu tố quyết định đến mọi lực tạo ra từ cơ thể. Nếu hệ cơ không đủ khỏe sẽ không thể giúp cơ thể duy trì sức mạnh thể chất. Tạ chân là dụng cụ hỗ trợ phát triển cơ chân rất hiệu quả. Ngoài ra, các bài tập chịu lực với tạ có khả năng gia tăng khối lượng xương. Khi các tác động lực tạo tín hiệu cho cơ thể, các tế bào xương sẽ hoạt động để hỗ trợ quá trình hình thành xương và duy trì sức khỏe xương khớp.

Tạ chân còn là công cụ hỗ trợ đắc lực của những người tập luyện thể thao và võ thuật để cải thiện sức bền của đôi chân. Thể lực và sức bền là nền tảng không thể nếu nếu bạn muốn tập luyện bất kì bộ môn thể thao.

Tạ chân khó có thể phát huy công dụng tăng chiều cao nếu bạn không phối hợp chúng với những bài tập tăng chiều cao khác. Việc sử dụng tạ chân là phương pháp hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả nếu chúng ta ứng dụng chúng với những bài tập khoa học và hợp lý.

Cách đeo tạ chân tăng chiều cao
Cách đeo tạ chân tăng chiều cao

Đeo tạ chân như thế nào để cải thiện chiều cao hiệu quả

Nguyên tắc cần nhớ khi đeo tạ chân

Trước khi tập luyện bất kì bài tập nào với tạ chân, 2 nguyên tắc sau là điều mà bạn luôn phải tuân thủ:

READ  Số đo 3 vòng chuẩn nam và bí quyết để có vóc dáng đạt chuẩn

Không đeo tạ quá nặng so với sức nâng của chân:

– Người mới bắt đầu chỉ nên chọn bộ tạ từ 1kg-2kg để tập luyện. Sau một thời gian sức mạnh của cơ và xương đã được cải thiện đáng kể, bạn có thể nâng dần mức tạ tùy theo thể trạng.

– Nếu bạn cố gắng tạo ra một lực nâng lớn hơn quá nhiều so với mức mà chân có thể trụ được có thể sẽ gây ra tổn thương khớp. Thậm chí rằng, nếu nâng tạ quá nặng với tần suất thường xuyên sẽ gây tổn thương đến toàn bộ hệ cơ-xương-khớp ở chân.

Có những quãng nghỉ:

Tạ chân là bài tập thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong một hiệp tập luyện. Hãy dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ kịp hồi phục để tránh gây đau các mô. Khi nâng tạ chân tập luyện, bạn cũng không nên duy trì ở 1 tư thế quá lâu, việc ép cơ thể giữ 1 tư thế không tự nhiên sẽ làm gia tăng đáng kể căng thẳng lên các cơ và dây chằng.

Khởi động trước khi đeo tạ chân tăng chiều cao
Khởi động trước khi đeo tạ chân tăng chiều cao

Khởi động trước khi tập tạ chân

Tạ chân khiến cơ thể chúng ta tiếp nhận thêm một khối lượng ngoài ý muốn, vì vậy bạn cần khởi động toàn thân và đặc biệt là nửa phần thân dưới thật kĩ lưỡng để tránh các chấn thương không mong muốn. Những bài khởi động này sẽ góp phần giúp làm ấm cơ, hệ tuần hoàn máu linh hoạt để đem oxy đến với cơ bắp.

Với bài tập khởi động chân, hãy làm theo những bước sau:

– Bước 1: Đứng thẳng

– Bước 2: Đá chân về phía trước rồi đưa về phía sau sao cho phần thân trụ không di chuyển và vẫn đảm bảo được cơ thể vuông góc với mặt đất

– Bước 3: Đổi chân và lặp lại bước 2

– Bước 4: Lặp lại khoảng 10-15 lần.

Bài tập kết hợp tạ chân và đu xà

Cách thực hiện:

Gắn tạ vào khu vực gần mắt cá chân, hãy đảm bảo tạ ôm chắc chân của bạn để tránh tình trạng xô lệch tạ trong lúc di chuyển

Treo người lên xà đơn và đảm bảo chân không chạm đất. Bạn có thể hít xà trong khoảng 10-20 giây nếu thể lực đủ khỏe. Trong trường hợp sức mạnh và sức bền chưa cho phép, hãy treo người trên xà đến lúc 2 tay bắt đầu có cảm giác mỏi.

Đu xà là bài tập quen thuộc giúp tăng chiều cao (Ảnh: Internet)
Đu xà là bài tập quen thuộc giúp tăng chiều cao (Ảnh: Internet)

Chạy bộ với tạ chân

Chạy bộ là môn thể thao rất tốt giúp tăng chiều cao. Trọng lượng mắt cá chân chỉ nên thêm từ 0.45-1.35kg để tăng khả năng đốt cháy calories, tăng sức bền. Nếu mang tạ quá nặng để chạy, chúng sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng ngược.

Sử dụng tạ chân để chạy bộ sẽ giúp chúng ta tác động lực lên toàn thân và đặc biệt là nửa phần thân dưới. Đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để quá trình tạo xương ở 2 đầu xương dài của chân được củng cố và tối ưu.

Chạy bộ với tạ chân sẽ giúp cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn (Ảnh: Internet)
Chạy bộ với tạ chân sẽ giúp cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn (Ảnh: Internet)

Bài tập nâng cao chân với tạ số 1

– Hãy thả lỏng người, đặt 2 tay úp xuống mặt sàn sao cho sát với phần hông

READ  Bài tập Jumping Jack tăng chiều cao hiệu quả trong thời gian ngắn

– Giữ 2 chân cố định và sát vào nhau, sau đó nâng cao lên phía trước

– Giữ trong khoảng 5-7 giây và thả lỏng về vị trí cũ

– Lặp lại khoảng 20 lần, có thể làm liên tục 2-5 nhịp trong 1 lần tùy thể trạng

Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 1 (Ảnh: Internet)
Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 1 (Ảnh: Internet)

Bài tập nâng cao chân với tạ số 2

– Bắt đầu với tư thế chống 2 tay và 2 chân trên sàn sao cho đùi, bàn tay chống vuông góc với mặt sàn, mặt hướng thẳng về phía trước, cằm nâng cao

– Đá cao chân về phía sau và giữ cho chân thật thẳng trong khoảng 5-7 giây

– Hạ xuống và đổi chân

– Lặp lại khoảng 20 lần

Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 2 (Ảnh: Internet)
Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 2 (Ảnh: Internet)

Bài tập nâng cao chân với tạ số 3

– Bắt đầu với tư thế chống 2 tay và 2 chân trên sàn sao cho đùi, khuỷu tay vuông góc với mặt sàn, mặt hướng về phía sàn

– Nhấc cao chân, giữ đùi thật thẳng và phần bắp chân dưới đến mũi chân tại thành 1 đường thẳng vuông góc với mặt sàn

– Giữ tư thế trong khoảng 5-7 giây và đổi bên

– Lặp lại khoảng 20 lần

Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 3 (Ảnh: Internet)
Bài tập nâng cao chân cùng tạ số 3 (Ảnh: Internet)

Những điều cần lưu ý khi đeo tạ chân để tăng chiều cao

Khởi động kĩ lưỡng

Bài khởi động đem đến 2 lợi ích cực kì quan trọng:

– Tăng dần nhịp tim

– Nâng cao dần thân nhiệt của cơ thể

Đây là nền tảng để giúp cơ thể thích ứng với nhịp vận động nhanh và mạnh của các bài tập thể dục-thể thao. Khi hệ cơ ấm dần, nhịp tim bắt đầu ổn định với cường độ vận động, máu sẽ luân chuyển linh hoạt để bổ sung đến các cơ nguồn oxy dồi dào.

Khởi động thiếu kỹ lưỡng chính là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến việc chấn thương trong khi vận động. Hơn vậy, những bài tập với tạ chân khiến cơ thể chúng ta chịu sức ép từ khối lượng lớn hơn so với thông thường, nếu không khởi động sẽ khiến các cơ đột ngột chịu 1 lực ép không mong muốn và gây ra tổn thương mô cơ.

Cơ thể chịu thêm một phần lực

Chúng ta có thể dễ dàng nhấc bổng 1-2kg tạ ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên, dưới tác động của trọng lực, cơ thể chỉ cần mang vác 1-2kg tạ trong lúc vận động, chạy nhảy sẽ tạo nên 1 lực kéo đáng kể cho cơ-xương-khớp. Vì vậy, nếu tập luyện quá sức với tạ nặng, tổn thương cơ khớp là nguy cơ mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Đeo tạ chân không hợp lý sẽ chỉ bộc lộ một số biểu hiện nhẹ ngay tại lúc tập. Tuy nhiên, chúng sẽ để lại nhiều hậu quả cho khớp gối, khớp cổ chân về lâu dài. Khi đã đạt đến độ tuổi trung niên, sẽ có nhiều dấu hiệu được biểu hiện rõ hơn gây khó khăn trong di chuyển, hoạt động hằng ngày.

READ  #Tập tạ có tăng chiều cao không?

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để cải thiện chiều cao với phương pháp đeo tạ chân. Ngoài ra, chúng ta cũng cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thiết lập lối sống khoa học để chiều cao được cải thiện tối ưu nhất cùng những bài tập đeo tạ bạn nhé.

  • Tham khảo thêm: Thuốc tăng chiều cao Grow Power có tốt không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOC