Là một môn thể thao đường phố phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nhưng nhiều người tập patin chuyên nghiệp vẫn chưa biết trượt patin có tăng chiều cao không? Cùng Khỏe đẹp cao hơn đi tìm lời giải cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Trượt patin là gì?
Trượt patin là hoạt động thể thao mà người chơi sẽ mang giày patin, di chuyển trên các bề mặt phẳng, nghiêng, bậc thang… Đây không chỉ là một môn thể thao mà còn là một hoạt động giải trí, nghệ thuật.

Các loại hình trượt patin
Trượt patin nghệ thuật (Slalom)
Có nhiều điểm giống trượt băng nghệ thuật, gồm 4 thể loại nhỏ hơn:
– Freestyle slalom: Trượt patin kết hợp với âm nhạc, kỹ thuật chính là trượt qua các hàng cốc với khoảng cách giữa các cốc dao động từ 50-120cm.
– Battle slalom: Trượt qua các hàng cốc kết hợp với âm nhạc nhưng đòi hỏi nhiều về các kỹ năng, độ khó, khả năng xử lý kỹ thuật.
– Speed Slalom: Đòi hỏi kỹ thuật trượt qua các hàng cốc với thời gian nhanh nhất.
– Pair slalom: Tương tự như Freestyle Slalom nhưng biểu diễn theo cặp.
Trượt patin tốc độ
Vừa đòi hỏi kỹ thuật vừa phải đạt tốc độ cao nhất. Loại hình này đòi hỏi người chơi phải có sức bền, đôi chân dẻo dai và khả năng xử lý tinh tế.
Trượt patin mạo hiểm
Người chơi tiến hành trượt patin trên các bậc thang, máng trượt, thanh sách, các địa hình có cạnh… Loại hình này đòi hỏi người tham gia phải có kỹ thuật tốt và tinh thần mạo hiểm, can đảm.
Trượt patin mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
– Tăng sức bền và hỗ trợ phát triển cơ bắp: Trong quá trình trượt patin, chúng ta phải thường xuyên sử dụng cơ bắp chân, cơ mông, cơ hông, cơ lưng dưới. Nhờ vậy, cơ bắp các vùng này phát triển mạnh mẽ. Trượt patin cũng giúp tăng cường sức mạnh tổng thể và giúp cơ thể kiểm soát thăng bằng tốt hơn.
– Giảm cân: Người chơi patin đốt cháy nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện hay biểu diễn. Trung bình một giờ trượt patin có thể khiến một người nặng 70kg đốt cháy đến 913 calorie. Với những ai đang muốn giảm cân, giảm mỡ, không nên bỏ qua môn thể thao này.

– Chăm sóc sức khỏe tim mạch: Trượt patin làm tăng nhịp tim, tăng lượng máu đến các cơ quan, nhờ vậy, hệ tim mạch khỏe mạnh hơn.
– Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Bộ môn này hỗ trợ một số người trong việc sử dụng và kiểm soát mức insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu và cải thiện mức cholesterol tốt.
– Giảm căng thẳng: Tập luyện patin sẽ giúp giải tỏa căng thẳng bằng cách giải phóng và tăng lượng endorphin – hormone hạnh phúc. Việc tập trung thực hiện tốt những kỹ thuật trong môn patin cũng giúp chúng ta tạm thời quên đi những mệt mỏi, áp lực trong công việc và cuộc sống.
– Chăm sóc hệ xương khớp: Trượt patin không gây ra các chuyển động nhanh, đột ngột nên sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương cơ và khớp. Ngoài ra, bộ môn này còn tăng cường sức mạnh cho cơ và khớp.
Trượt patin có tăng chiều cao không?
Nếu bạn tìm đến patin với mong muốn sẽ sớm sở hữu tầm vóc vượt trội thì quyết định này hoàn toàn chính xác. Trượt patin sẽ hỗ trợ chiều cao của bạn phát triển tốt hơn thông qua các yếu tố sau đây:
– Người trượt patin thường xuyên phải sử dụng cơ bắp chân và khớp gối, khớp bàn chân. Điều này giúp các cơ và khớp tại đây được kích thích thường xuyên, trở nên linh hoạt hơn, xương phát triển thuận lợi, chiều cao tăng lên nhanh chóng.

– Với những người thừa cân, béo phì, trượt patin sẽ hỗ trợ giảm cân nhanh chóng bằng cách đốt cháy nhiều calorie. Cân nặng đạt chuẩn sẽ là điều kiện tuyệt vời để chiều cao tăng trưởng tối đa.
– Trượt patin còn thúc đẩy tuyến yên tổng hợp được nhiều hormone tăng trưởng, giúp xương tăng trưởng tốt về chiều dài và độ dày, cải thiện chiều cao hiệu quả.
Người trượt patin tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện sẽ kích thích họ ăn uống tốt hơn, ngủ ngon hơn. Điều này rất có lợi cho sức khỏe cũng như phát triển thể chất.
Cách trượt patin giúp cải thiện chiều cao hiệu quả?
Để trượt patin tăng chiều cao hiệu quả, các bạn nên bắt đầu từ những bước cơ bản, sau đó nâng dần độ khó lên tùy vào khả năng của mình.
Cách trượt patin tăng chiều cao bao gồm các kỹ thuật sau đây:
Đứng dậy và ngồi xuống
Đứng dậy
– Mang giày patin, chuẩn bị ở tư thế quỳ, hai ban tay đặt sát đầu gối
– Chống 1 chân lên, sao cho 4 bánh xe của giày patin chạm đất và vuông góc với mặt đất
– Chân còn lại đẩy lên, tạo thành hình chữ V để giúp giày patin cân bằng, tay vẫn giữ nguyên
– Đặt 2 tay lên đầu gối, đứng lên một cách chậm rãi, thân người hơi đổ về phía trước.
Ngồi xuống
– Từ tư thế đứng với 2 tay đặt ở trên gối, hạ thấp trọng tâm, cố gắng giữ giày ổn định tại chỗ
– Đặt 2 tay xuống mặt đất và hạ thấp trọng tâm từ từ
– Đưa chân trái về tư thế quỳ gối
– Đưa chân phải về tư thế quỳ gối và ổn định tư thế
Cách bước đi và cách trượt patin
– Chuẩn bị ở tư thế hai chân song song
– Xoay chân, tạo thành hình chữ V
– Nhấc 2 chân lên xuống tại chỗ, từ từ di chuyển, hơi úp bàn chân về phía trong để giữ thăng bằng
– Tập luyện động tác di chuyển với giày patin nhiều lần đến khi thành thục
Cách chuyển hướng
Scootering (1 chân phía trước)
– Chuyển hướng Scootering qua phải
– Dồn trọng tâm cơ thể qua bên phải
– Khụy chân trái, đưa chân trái ra bên ngoài
– Xoay toàn bộ cơ thể sang phải
Chuyển hướng Scootering qua trái
– Dồn trọng tâm sang chân phải
– Khụy chân phải, đưa chân phải ra bên ngoài
– Xoay toàn bộ cơ thể qua trái
Parallel (song song)
Chuyển hướng với tư thế 2 chân đang song song
2 chân trượt patin song song
Tiến hành đưa chân trái lên trước khi muốn quay sang trái, chân phải lên trước nếu muốn quay sang phải.
– Xoay nửa thân trên nghiêng về hướng muốn xoay
– Dồn trọng tâm và hướng muốn xoay
– Cách trượt đi
– Trượt chữ V liên tục
– Tăng sải chân theo cách trượt chữ V
– Tăng thời gian lăn bánh trước khi di chuyển chân
Cách trượt đi Forward swizzle
– Đặt 2 chân tạo thành hình chữ V
– Đẩy 2 chân về phía trước bằng cạnh ngoài
– Kéo 2 chân vào bên trong bằng cạnh trong với 2 đầu gối sát nhau
– Đẩy 2 chân lên trước bằng cạnh ngoài để di chuyển
Trượt patin tăng chiều cao không phù hợp cho những ai?
Những đối tượng sau đây không nên trượt patin để tăng chiều cao:
Trẻ dưới 3 tuổi chưa nên tập luyện patin: Khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể của trẻ giai đoạn này chưa tốt, chưa thể điều khiển giày patin thuần thục. Việc tập luyện sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.
– Người bị tổn thương xương khớp chưa khỏi: Nếu hệ xương của bạn đang gặp vấn đề, chưa ở trong trạng thái tốt nhất thì không nên trượt patin tăng chiều cao. Bộ môn này đòi hỏi thể lực và hệ xương khớp linh hoạt. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể làm tổn thương tái phát, thậm chí vết thương nghiêm trọng hơn, khó khắc phục.

– Người có tình tình chủ quan, vội vã: Trượt patin là môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi sự bình tĩnh và khả năng quan sát, xử lý tinh tế. Những người vội vã, chủ quan có thể gặp nhiều chấn thương, tập luyện kém hiệu quả nếu lựa chọn bộ môn này.
– Người mắc bệnh tim mạch, giữ thăng bằng kém: Một số bệnh tim mạch có thể diễn tiến bất thường trong quá trình vận động cường độ cao như chơi patin. Do đó, nếu mắc các bệnh tim mạch, nên hạn chế tập luyện patin tăng chiều cao. Bộ môn này cũng đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng tốt. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng mà không thể khắc phục được, hãy tìm kiếm một môn thể thao tăng chiều cao khác.
Trượt patin tăng chiều cao cần lưu ý những gì?
Để trượt patin tăng chiều cao hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Hãy tìm kiếm một sư phụ giàu kinh nghiệm khi bắt đầu làm quen với môn trượt patin. Họ sẽ hướng dẫn bạn các kỹ thuật chính, những cách để đảm bảo an toàn trong tập luyện và giúp bạn hiểu được mình có phù hợp với môn thể thao mạo hiểm này không.
– Đầu tư một đôi giày trượt patin chất lượng để tập luyện hiệu quả và an toàn. Ngoài vừa chân, giày patin phải êm chân, bánh xe chắc chắn và hoạt động tốt mới giảm thiểu rủi ro trong tập luyện.
– Trang phục khi tập luyện cũng nên gọn gàng, đơn giản, tránh các chi tiết cầu kỳ, thùng thình sẽ gây bất tiện.
– Trang bị các đồ dùng bảo hộ đầu, khuỷu tay, đầu gối ngay cả khi bạn đã trượt patin chuyên nghiệp để phòng ngừa rủi ro.
– Kết hợp tập luyện trượt patin và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để giúp chiều cao tăng trưởng tốt.

– Có thể tập luyện thêm 1 số môn thể thao có lợi cho chiều cao khác như bơi, chạy, đu xà, nhảy dây… để tối ưu hóa yếu tố vận động, giúp chiều cao phát triển nhanh chóng.
– Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phát triển chiều cao để cung cấp đa dạng dinh dưỡng có lợi cho xương, thúc đẩy chiều cao phát triển hết tiềm năng.
Trượt patin là một môn thể thao đường phố được giới trẻ rất yêu thích nhưng lại không được lòng nhiều phụ huynh vì họ cho rằng, nó quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cấm cản con cái chơi môn thể thao này, thay vào đó, hãy hướng dẫn con tập luyện an toàn, kết hợp chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học để con phát triển chiều cao tối đa.

Dược sĩ Võ Thu Yến là chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe mẹ bầu, làm đẹp và chiều cao, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, dược sĩ Yến đã luôn đam mê với ngành y học và dinh dưỡng từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, dược sĩ Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và ngoại hình của mình. Dược sĩ Yến luôn chú trọng vào việc giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý và làm đẹp từ bên trong. Dược sĩ Yến là một người rất tâm huyết và tận tâm trong công việc của mình.